Thoát vị đĩa đệm khớp háng có nghiêm trọng không và cách khắc phục

5/5 - (1 bình chọn)

Thoát vị đĩa đệm khớp háng là một trong những bệnh lý xuất hiện nhiều ở người cao tuổi. Bệnh có thể làm biến đổi cấu trúc khớp háng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người. Tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân gây cũng như biểu hiện của bệnh để giúp bệnh nhân tìm ra cách chữa trị nhanh và hiệu quả hơn.

Thoát vị đĩa đệm khớp háng là gì?

Khớp háng là một bộ phận có vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ trọng lượng của cơ thể. Chình vì vậy, lớp sụn khớp ở bộ phận này rất dễ bị bào mòn và xảy ra các hiện tượng như thoái hóa gây ra tình trạng viêm và gây đau. Thoát vị đĩa đệm khớp háng

Bệnh lý này thường được chia thành 2 thể bệnh chính bao gồm: thoái hóa khớp hàng nguyên phát (chiếm 50% tổng số người mắc bệnh và thường gặp ở người trên 60 tuổi) và thoái hóa khớp háng thứ phát (bị thoái hóa khớp háng sau chấn thương, tái phát bệnh trên dị dạng cũ và xuất hiện thoái hóa sau khi mắc coxa plana hoặc bị hoại tử vô khuẩn chòm xương đùi).

Bệnh thoái hóa khớp háng được chia thành các dạng khác nhau với các nguyên nhân gây bệnh khác nhau cụ thể:

Dạng thoái hóa nguyên phát

Chiếm 50% tổng số những bệnh nhân bị thoái hóa khớp háng là người cao tuổi. Bệnh tái phát do quá trình láo hóa tự nhiên của con người khiến cho các lớn sụn khớp bị hao mòn, màng dịch không còn khả năng sản xuất ra dịch lỏng để bôi trơn cho sụn. Điều này sẽ làm cho quá trình di chuyển đi lại của người bệnh trở nên khó khăn và nghiêm trọng hơn.

Dạng thoái hóa thứ phát

Dạng này thường xuất hiện bởi các nguyên nhân chủ yếu như sau:

  • Do chấn thương: Có thể trong quá trình vận động, luyện tập, chơi thể thao, lao động,… sẽ xuất hiện các chấn thương đối với vị trí khớp háng. Điều này sẽ để lại di chứng và khiến tình trạng thoái hóa khớp háng diễn ra nhanh hơn. 
  • Do bẩm sinh: Những người sinh ra có cấu tạo bất thường tại vùng khớp háng hoặc các khu vực lân cận khác như: sai khớp, lồi ổ cối chân thấp chân cao,… sẽ làm xuất hiện tình trạng bị chèn ép và gây áp lực lên vị trí khớp háng. 
  • Cơ thể thiếu dinh dưỡng: Đây là một trong những nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm khớp háng, Một số trường hợp uống rượu bia, hút thuốc lá thường xuyên hoặc có chế độ ăn uống không khoa học,… sẽ làm cho bộ phận sụn mất đi chất dinh dưỡng và không còn khả năng để phát triển lâu dài.
  • Do xuất hiện bệnh lý: Một số người mắc các bệnh về xương khớp như: Viêm xương khớp, viêm thấp khớp, viêm khớp do lao, viêm cột sống dính khớp,…. chính là những yếu tố gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm khớp háng.
  • Người thường xuyên làm việc nặng: Những người thường xuyên phải hoạt động và làm việc nặng như: Bưng bê, mang vác vật nặng,… Một số trường hợp thực hiện hoạt động không đúng tư thế, khiến cho bộ phận khớp háng phải chịu lực ép quá lớn gây phát sinh ra bệnh.
  • Chỏm xương đùi bị hoại tử: Để bộ phận chỏm xương đùi bị hoại tử mà không điều trị dứt điểm sẽ gây ra tình trạng thoát bị khớp háng về sau.

Thoát vị đĩa đệm khớp háng có nghiêm trọng không?

Bệnh nhân bị thoái hóa đĩa đệm khớp hàng ban đầu sẽ làm xuất hiện các cơn đau tại các vị trí viêm, sau đó lan dần xuống các vị trí như đùi, hông, chân rồi đến thắt lưng,…

Người bệnh sẽ đi lại khập khiễng, cơn đau kéo dài và mỗi giai đoạn lại xuất hiện các cơn đau khác nhau.

Thoát vị đĩa đệm khớp háng là một bệnh lý không đe dọa đến tính mạng của con người. Tuy nhiên, việc để bệnh kéo dài mà không chữa trị có thể sẽ gây ra nhiều hệ lụy đến sức khỏe của người bệnh như: đau buốt, vận động bị hạn chế, mệt mỏi, bị mắc chứng rối loạn vận động, một số trường hợp còn bị tàn phế.

Thoát vị đĩa đệm khớp háng

Cách khắc phục thoát vị đĩa đệm khớp háng

Chẩn đoán triệu chứng

Để xác định được giai đoạn bệnh thì người dùng cần tiến hành chẩn đoán dựa trên các dấu hiệu lâm sàng nhờ chụp X-quang với các dấu hiệu cơ bản như: mọc gai xương, hẹp vị trí khe khớp, xương bị khuyết,…

Cách điều trị 

  • Điều trị bằng thuốc tây: Thuốc tây là phương pháp điều trị bệnh lý này khá phổ biến, nó sẽ giúp giảm đau, khắc phục các triệu chứng lâm sàng nhanh chóng hơn. Một số loại thuốc người bệnh có thể sử dụng như: Co-codamol, Paracetamol, Myonal, Mydocalm,…
  • Điều trị bằng các bài tập hỗ trợ: Áp dụng các bài tập như nâng cao chân và bài tập kéo gối sẽ giúp cải thiện cũng như phục hồi nhanh chóng chức năng cho khớp háng.
  • Điều trị bằng bài tập vật lý trị liệu: Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ có chuyên môn để nâng cao lưu thông máu và gia tăng khả năng vận động cho các khớp.
  • Cắt bỏ phần xương: Biện pháp này sẽ giúp hạn chế hình thành gai cũng như biến dạng xương háng đảm bảo cho bệnh nhân hoạt động trở lại bình thường.
  • Thay một phần khớp háng: Áp dụng cho những phần khớp bị hư hỏng hoặc các phần sụn khớp đã bị hao mòn.
  • Thay hết bộ phận khớp háng: Biện pháp này sẽ áp dụng cho bệnh nhân có phần khớp háng bị thoát vị nặng, gây đau nhiều và thường gặp ở các đối tượng trên 60 tuổi.

Điều trị bằng thuốc nam: Người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc điều trị như: 

  • Sử dụng lá lốt kết hợp rễ bưởi, cỏ xước, vòi voi rửa sạch rồi sắc lên uống liên tục trong khoảng 1 tuần.
  • 50g thuốc trinh nữ, rễ cúc tần, rễ bưởi hung, cam thảo và kết hợp với đình lăng sắc lên uống hàng ngày.
  • Trộn mật ong và bột quế theo tỉ lệ 1:1 rồi sử dụng sau mỗi bữa ăn để trị bệnh.

Bài viết trên là các kiến thức liên quan đến bệnh lý thoát vị đĩa đệm khớp háng mà chúng tôi đã tổng hợp được. Hy vọng, các thông tin là hữu ích đối với bạn đọc trong việc tìm ra nguyên nhân cũng như giải pháp điều trị phù hợp với bệnh lý của mình.


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đóng