Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi nguyên nhân và cách chữa trị
Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi là một tình trạng bệnh lý ngày càng gia tăng. Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng thoát vị ở những người tuổi trẻ. Bên cạnh đó, các phương pháp điều trị chứng thoát vị này cũng được rất nhiều người quan tâm. Và tất cả những vấn đề này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính:
Nguyên nhân nào gây bệnh thoát vị đĩa đệm ở người trẻ
Thoát vị đĩa đệm được hiểu là tình trạng đĩa đệm bị tổn thương, chèn ép dây thần kinh hay lệch ra khỏi vùng cột sống. Thoát vị để lại nhiều hậu quả đáng tiếc nếu như không tìm ra nguyên nhân và điều chỉnh kịp thời. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm này ở người trẻ tuổi.
- Những công việc nặng nhọc như: khuân vác, phụ hồ, công việc xây dựng nặng nhọc… luôn tạo ra những áp lực rất lớn nên vùng cột sống và đĩa đệm. Làm việc nặng lâu ngày, đĩa đệm sẽ không chịu tải nổi và dễ gây ra tổn thương từ đó dẫn đến bệnh.
- Những công việc ngồi văn phòng quá nhiều cũng sẽ tạo áp lực lớn lên đĩa đệm và gây bệnh. Ngoài ra, tư thế ngồi vẹo người, khom người, vắt chân,… cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh thoát vị.
- Hiện nay, một bộ phận những người trẻ tuổi mắc bệnh béo phì. Cân nặng quá lớn sẽ làm tăng gánh nặng ở vùng cột sống, từ đó sẽ dẫn đến tổn thương phần đĩa đệm và gây tình trạng thoát vị đĩa đệm.
- Thoát vị đĩa đệm còn có thể bị gây ra do thói quen tập luyện sai cách hoặc lười tập luyện thể dục thể thao ở người trẻ tuổi.
- Thoát vị đĩa đệm cũng có thể bị gây ra do những sang chấn, tổn thương tại cột sống hay do di truyền.
- Thói quen ngủ gối đầu cao, mang vác balo nặng ở học sinh, sinh viên cũng là những nguyên nhân có thể dẫn đến thoát vị sớm.
- Thoát vị cũng có thể bệnh thứ phát sau một số tình trạng viêm nhiễm, u, lao,… gây ra.
Trên đây là một vài nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm ở đối tượng người trẻ tuổi. Bệnh thoát vị đang có nguy cơ trẻ hóa và gây ảnh hưởng nhiều đến đời sống, hoạt động của nhiều người.
Chữa trị thoát vị đĩa đệm ở người trẻ
Thoát vị đĩa đệm gây nhiều biểu hiện ra bên ngoài như: đau âm ỉ, có lúc dữ dội, đau lan xuống chân, co cứng cơ cạnh sống,… Tùy vào những biểu hiện ra bên ngoài của bệnh mà có các hướng điều trị khác nhau để đạt hiệu quả tốt nhất, rút ngắn thời gian và chi phí cho bệnh nhân.
Người bị thoát vị việc đầu tiên là cho bệnh nhân nằm im tại chỗ, tránh các loại vận động làm ảnh hưởng đến cột sống. Có hai hướng điều trị cho bệnh thoát vị đó là: điều trị nội khoa bằng Đông, Tây y bảo tồn và can thiệp phẫu thuật ngoại.
Điều trị nội khoa bằng các phương pháp Tây y
- Sử dụng các thuốc chống viêm và giảm đau để giảm nhanh các triệu chứng đau do thoát vị, đưa tình trạng bệnh về ổn định. Các thuốc được ưu tiên sử dụng đó là: Celecoxib, Meloxicam,…
- Các thuốc giãn cơ điều trị các tình trạng co cứng cơ cạnh sống như Myonal.
- Các thuốc vitamin nhóm B để nâng cao thể trạng và tăng dẫn truyền của thần kinh.
- Khi bệnh nhân đã giảm đau thì sử dụng biện pháp kéo giãn cột sống nhằm đưa đĩa đệm về đúng chỗ cùng với đó là các phương pháp siêu âm, trị liệu bằng parafin,…
Điều trị nội khoa bằng phương pháp cổ truyền
- Sử dụng các phương pháp xoa bóp bấm huyệt, tác động vùng cột sống tại tổn thương để kéo giãn và giảm đau tại chỗ.
- Biện pháp châm cứu, điện châm để điều trị các chứng đau do thoát vị, làm tăng dẫn truyền nuôi dưỡng vùng bị tổn thương, tránh việc teo cơ.
- Các bài thuốc Đông y trong điều trị bệnh, nâng cao thể trạng, cải thiện hậu quả của thoát vị cũng là cách được áp dụng.
- Sử dụng các biện pháp y học cổ truyền trong việc chữa trị các chứng đau, tê bì chân do chèn ép thần kinh gây ra bởi bệnh cũng rất hiệu quả.
Sử dụng các phương pháp phẫu thuật ngoại khoa trong điều trị thoát vị
Khi điều trị nội khoa liên tục dài ngày không có tiến triển, bệnh nhân đau liên tục mặc dù đã sử dụng các phương pháp giảm đau. Ngoài ra bệnh thoát vị có biến chứng chèn ép rễ gây liệt hai chân hay có tổn thương thứ phát kèm theo khác thì sẽ có chỉ định mổ.
Phẫu thuật trong điều trị thoát vị đĩa đệm nhằm giải quyết phần đĩa đệm bị tổn thương, ngoài ra có thể thay thế đĩa đệm nhân tạo vào đó. Hiện nay, có rất nhiều các cách tiếp cận trong phẫu thuật như: nội soi, dùng robot, hay mổ mở,… Những tiến bộ trong khoa học kỹ thuật cũng đã và đang được áp dụng trong điều trị, đem lại nhiều tác dụng điều trị tốt hơn.
Trên đây là những điều lưu ý trong bệnh thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi – một lứa tuổi mà tỉ lệ bị bệnh này đang ngày càng gia tăng. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích được cho các bạn trẻ trong phòng ngừa và điều trị bệnh. Chúc mọi người khỏe mạnh!

Bác sỹ Phạm Thị Hậu với chuyên môn khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền, là một trong những chuyên gia cố vấn thông tin y khoa của Việt Nam Forestry – Cổng thông tin sức khỏe 24h.
Bài viết liên quan

Thuốc chữa thoát vị đĩa đệm tốt nhất hiện nay, muốn đặc trị bệnh uống thuốc gì?
28 Tháng Mười Hai, 2020

Bài tập giảm cân cho người thoát vị đĩa đệm hiệu quả sau 1 tuần
5 Tháng Mười Một, 2020

Ghế cho người thoát vị đĩa đệm cách sử dụng đúng, hiệu quả
10 Tháng Bảy, 2020

Thoát vị đĩa đệm c3 c4 là gì và cách khắc phục hiệu quả
10 Tháng Bảy, 2020

Thoát vị đĩa đệm khớp háng có nghiêm trọng không và cách khắc phục
26 Tháng Sáu, 2020

Thoát vị đĩa đệm ra trước và ra sau là gì? Cách chẩn đoán, điều trị hiệu quả
25 Tháng Sáu, 2020