Thoát vị đĩa đệm ở trẻ em có nguy hiểm không? Nguyên nhân và triệu chứng điển hình
Thoát vị đĩa đệm ở trẻ em nếu không được kịp thời phát hiện và điều trị đúng cách có thể gây tàn phế. Bài viết sau đây sẽ giúp người bệnh tìm ra đúng nguyên nhân và triệu chứng của bệnh để có cách chữa đúng nhất.
Nội dung chính:
Thoát vị đĩa đệm ở trẻ em
Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi, gây ra tình trạng đau lưng, nhức mỏi cột sống, đôi khi cảm thấy cứng cơ, cơ thể mệt mỏi ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.
Tuy nhiên những năm gần đây, bệnh lý thoát vị đĩa đệm ở trẻ em đang có xu hướng gia tăng. Trẻ em gặp phải tình trạng này thường là do phải mang vác nặng quá sức, chạy nhảy vận động quá mức hay do các chấn thương như ngã, tai nạn… Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng thoát vĩ địa đệm xảy ra với người dưới 20 tuổi là do di truyền hoặc yếu tố bẩm sinh.
Nguyên nhân trẻ bị thoát vị đĩa đệm
Hàng ngày các bạn nhỏ phải học từ 3 – 5 môn học, đủ các loại giáo khoa, vở các loại, sách học tốt, sách tham khảo, đồ dùng học tập… trong một chiếc ba lô. Cặp sách quá nặng là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến xương khớp, sự phát triển chiều cao của trẻ…
- Chấn thương về cột sống: Trẻ nhỏ gặp chấn thương do tai nạn giao thông, té ngã va đập mạnh vào vùng cột sống hoặc trong lúc chơi thể thao không được chữa trị triệt để, lâu ngày tình trạng sẽ trở lên càng nghiêm trọng và có thể dẫn đến bệnh thoát vị đĩa đệm.
- Chế độ ăn uống không khoa học: Nhiều trẻ nhỏ có sở thích ăn thực ăn nhanh như xúc xích, dăm bông, gà rán… nạp vào cơ thể quá nhiều chất béo gây thiếu hụt canxi, loãng xương ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ xương khớp, dễ bị thoái hoá cột sống.
- Chơi các môn thể thao tác động mạnh: Trẻ em thường xuyên chơi các hoạt động thể lực nhiều, cường độ mạnh như bóng đá, bóng rổ, bơi lội… có thể tạo áp lực lên cột sống, khiến đĩa đệm bị dồn ép quá mức dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm.
- Mắc bệnh béo phì: Những trẻ mắc bệnh thừa cân béo phì, cân nặng của cơ thể càng lớn, gánh nặng cho những đĩa đệm cột sống càng cao, đặc biệt là ở khu vực thắt lưng.
- Trẻ em mắc bệnh về cột sống: Có nhiều trẻ nhỏ vừa sinh ra đã gặp một số bất thường về cột sống như hẹp ống sống, gai cột sống, gù vẹo cột sống, trượt đốt sống… hoặc bố mẹ có đĩa đệm yếu do bất thường về cấu trúc thì con cái cũng dễ bị thoát vị đĩa đệm.
Triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm ở trẻ
Đau nhức tại vùng bị thoát vị đĩa đệm: Tại vị trí bị thoát vị đĩa đệm, sẽ xuất hiện những cơn đau nhức, có thể lan sang cánh tay, mông và rồi tới ngón chân dọc theo dây thần kinh khiến người bệnh vô cùng khó chịu, đứng ngồi không yên. Cơn đau âm ỉ xảy ra ở xung quanh vùng đĩa đệm, có thể sẽ tăng cường độ khi bệnh nhân ho, cười lớn, hắt hơi.
Bệnh nhân khi thực hiện các hoạt động đứng, ngồi, nằm sấp hay nghiêng quá lâu sẽ xuất hiện các cơn đau dữ dội. Họ thường có tư thế đứng thẳng lưng hoặc vẹo về phía bên đau. Trong trường hợp đau nặng người bệnh phải nằm bất động về một bên khi ngủ để giảm bớt cơn đau.
Vận động ngày càng khó khăn hơn, biểu hiện rõ rệt khi bệnh nhân thực hiện bê vác một vật nặng tác động trực tiếp đến vùng thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, họ còn bị tê bì các đầu ngón tay, ngón chân, cảm giác châm chích như kiến bò.
Ở giai đoạn nặng, khi nhân nhầy chèn ép vào rễ dây thần kinh thắt lưng, người bệnh mất dần cảm giác khi cầm nắm hoặc thực hiện một việc đòi hỏi sự khéo léo, rối loạn đại tiện, tiểu tiện. Đến giai đoạn này người bệnh khó có thể đi lại vận động, biến chứng teo cơ, tê liệt phải ngồi xe lăn.
Có thể bạn quan tâm:
Trên đây là những kiến thức tổng quan về bệnh thoát vị đĩa đệm ở trẻ em. Hy vọng qua bài viết người bệnh sẽ xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng khoa học kết hợp với luyện tập thể dục hằng ngày để cải thiện tình trạng bệnh hơn.

Bác sỹ Phạm Thị Hậu với chuyên môn khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền, là một trong những chuyên gia cố vấn thông tin y khoa của Việt Nam Forestry – Cổng thông tin sức khỏe 24h.
Bài viết liên quan

Thuốc chữa thoát vị đĩa đệm tốt nhất hiện nay, muốn đặc trị bệnh uống thuốc gì?
28 Tháng Mười Hai, 2020

Bài tập giảm cân cho người thoát vị đĩa đệm hiệu quả sau 1 tuần
5 Tháng Mười Một, 2020

Ghế cho người thoát vị đĩa đệm cách sử dụng đúng, hiệu quả
10 Tháng Bảy, 2020

Thoát vị đĩa đệm c3 c4 là gì và cách khắc phục hiệu quả
10 Tháng Bảy, 2020

Thoát vị đĩa đệm khớp háng có nghiêm trọng không và cách khắc phục
26 Tháng Sáu, 2020

Thoát vị đĩa đệm ra trước và ra sau là gì? Cách chẩn đoán, điều trị hiệu quả
25 Tháng Sáu, 2020