Thoát vị đĩa đệm ra trước và ra sau là gì? Cách chẩn đoán, điều trị hiệu quả
Thoát vị đĩa đệm ra trước và sau là thể thoát vị mà người bệnh thường không nắm rõ. Điều này rất dễ gây nguy hiểm cho cơ thể nếu không kịp phát hiện điều trị kịp thời. Cùng Vietnamforestry tìm hiểu chi tiết hơn về loại thoát vị đĩa đệm ra trước, ra sau qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính:
Thoát vị đĩa đệm ra trước
Hai vị trí thường gặp nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm là phần cột sống cổ và cột sống thắt lưng. Tại cả 2 vị trí này khi xảy ra thoát vị đều có hiện tượng chèn ép các dây thần kinh xung quanh.
Thoát vị đĩa đệm ra trước là một trong các thể thoát vị đĩa đệm theo vị trí, cụ thể các thể phân theo vị trí là:
- Thoát vị bên.
- Thoát vị sau bên.
- Thoát vị trung tâm.
- Thoát vị ra trước.
- Thoát vị ra sau.
- Thoát vị lên trên xuống dưới.
Thoát vị đĩa đệm ra trước hiện nay được gặp trên rất nhiều bệnh nhân gặp phải căn bệnh này. Người bệnh khi gặp phải thể này thường sẽ không cảm thấy các cơn đau do phần nhân mềm khi chảy ra không chèn ép vào tủy sống cũng như các dây thần kinh xung quanh. Chính bởi điều này mà người bệnh khó nhận biết bệnh để có thể khám và điều trị kịp thời.
Thoát vị đĩa đệm ra sau
Đây là thể thường gặp nhất trong tất cả các thể, phần nhân mềm sau khi chảy ra ngoài sẽ chèn ép trực tiếp lên các vùng dây thần kinh và tủy sống dẫn đến tình trạng đau mỏi, lan rộng ra các vùng khác do dây thần kinh bị ép trong thời gian dài.
Phần lớn các bệnh nhân khi gặp thể này sẽ dễ dàng nhận thấy những dấu hiệu của bệnh không giống với các cơn đau mỏi thông thường mà các bệnh khác gây nên. Bởi vậy khi bạn cảm nhận được những cơn đau nhói dữ dội từ trong xương tủy cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.
Thoát vị đĩa đệm liên quan đến dây chằng dọc sau và liên quan đến tủy sống và rễ thần kinh thường được gặp nhiều hơn thể theo vị trí. Và thoát vị đĩa đệm ra trước và sau được cho là nguy hiểm nhất trong thể theo vị trí nếu người bệnh không kịp nhận thấy bệnh và có những biện pháp khắc phục.
Các giai đoạn phát triển của thoát vị đĩa đệm ra trước sau
Bệnh trải qua các giai đoạn dưới đây:
Phồng đĩa đệm
Mặc dù vòng sơ vẫn hoàn toàn bình thường, tuy nhiên phần nhân mềm bên trong bắt đầu có dấu hiệu bị biến dạng. Do các cơn đau chỉ xuất hiện nhẹ và không kéo dài nên người bệnh thường chủ quan và cho rằng đây là triệu chứng của đau lưng thường gặp.
Lồi đĩa đệm
Giai đoạn vòng xơ bắt đầu bị suy yếu, nhưng chưa phải bị hoàn toàn. Phần nhân mềm bên trong vấn nằm bên trong bao xơ, tuy nhiên nó lại hình thành nên những khu trú lồi. Người bệnh bắt đầu nhận thấy những cơn đau rõ ràng hơn, một số bệnh nhân còn cảm nhận được rõ hiện tượng chèn ép dây thần kinh.
Thoát vị thực thụ
Lúc này bao sơ đã bị rách vỡ toàn bộ, phần nhân mềm mặc dù chảy thoát ra ngoài nhưng vẫn có sự liên kết với nhau thành một khối. Chúng bắt đầu chèn ép mạnh hơn vào dây thần kinh gây nên những triệu chứng tê bì, đau nhức dữ dội, mệt mỏi, chuột rút gây hạn chế hơn trong quá trình vận động.
Thoát vị có mảnh rời
Khi để tình trạng thoát vị đĩa đệm trong thời gian dài, phần nhân mềm thoát hẳn ra ngoài và có xu hướng tách ra khỏi phần đĩa đệm. Người bệnh trong giai đoạn này sẽ chịu những cơn đau dữ dội hơn rất nhiều, nhiều người sẽ bị teo cơ hoặc mất kiểm soát khả năng đại tiểu tiện.
Chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm ra trước – sau
Đối với các trường hợp người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm, sau khi được xét nghiệm lâm sàng, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân xét nghiệm hình ảnh để có được những kết quả chính xác hơn. Một số xét nghiệm có thể kể đến như:
- Chụp X-quang: Phương pháp này giúp bác sĩ dễ dàng khoanh vùng bệnh, tìm ra được những vấn đề bất thường tại xương cột sống cổ và thắt lưng như hẹp cột sống, gai cột sống. Đặc biệt đối với thoát vị đĩa đệm ra trước các bác sĩ có thể dễ dàng phát hiện bệnh khi mà không có các triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài.
- Chụp MRI: Phương pháp này giúp các bác sĩ tìm được chính xác vị trí cũng như mức độ xương bị tổn thương. Mức độ tác động ảnh hưởng đến mạch máu cũng như dây thần kinh do tình trạng thoát vị chèn ép quá nhiều vào tủy sống.
- Chụp CT: Máy quét nhanh chóng quét tất cả các bộ phận trên cơ thể người bệnh, gửi hình ảnh về máy tính. Dựa vào những hình ảnh này, bác sĩ dễ dàng phân tích xác định những nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
Cách điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm ra trước – sau
Hiện nay có 3 phương pháp điều trị chính mà các bác sĩ có thể chỉ định áp dụng cho bệnh nhân tùy vào điều kiện cũng như tình trạng của bệnh:
- Sử dụng thuốc điều trị.
- Vật lý trị liệu.
- Phẫu thuật.
Phương pháp điều trị bằng thuốc
Đối với các bệnh nhân mắc bệnh ở mức độ nhẹ và sớm được phát hiện có thể sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc sử dụng bao gồm:
- Thuốc chống viêm, giảm đau: Thuốc giảm đau Paracetamol và chống viêm không steroid,… Tuy nhiên cũng tùy vào tình trạng của bệnh mà sẽ được chỉ định sử dụng dưới dạng tiêm hoặc uống.
- Thuốc giãn cơ: Thoát vị đĩa đệm chèn ép lên mạch máu, không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ dẫn đến tình trạng teo cơ. Nhằm khắc phục tình trạng này, một số thuốc có thể được khuyên dùng như: Dantrolene, Mydocalm, Baclofen,…
- Thuốc giảm đau thần kinh: Có tác dụng làm giảm những cảm giác đau đớn cho dây thần kinh khi bị chèn ép. Neurontin là thuốc thường được sử dụng trong những trường hợp này.
- Methylprednisolon: Người bệnh chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ trong những trường hợp cơn đau dữ dội.
Phương pháp vật lý trị liệu
Đây là phương pháp được các bác sĩ khuyên dùng hơn cả, có tác dụng bảo tồn các chức năng vận động của xương và khớp. Ngoài ra còn giúp giảm sưng đau do viêm, hỗ trợ tối đa trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm sau và trước. Một số phương pháp được sử dụng trong vật lý trị liệu gồm có:
- Kéo giãn cột sống: Đây là phương pháp giúp giảm áp lực cho đĩa đệm từ những cột sống, từ đó giúp đĩa đệm dần trở về vị trí vốn có.
- Chườm nóng và lạnh: Cách này giúp người bệnh dễ dàng cải thiện các biểu hiện đau nhức tại vùng xương cột sống do đĩa đệm gây ra. Trong đó, chườm lạnh giúp ngăn tình trạng sưng viêm, chườm nóng giúp làm giãn các đốt cột sống và giảm áp lực lên đĩa đệm.
- Vận động trị liệu: Một số bài tập tác động trực tiếp lên cột sống lưng và cổ, cơ mông – đùi,… giúp kéo giãn các đốt cột sống. Đĩa đệm từ đó trở nên linh hoạt, dẻo dai hơn, các dây thần kinh cũng không còn chịu áp lực do trượt đĩa đệm.
Phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm
Người bệnh sẽ được các bác sĩ chỉ định phẫu thuật khi các phương pháp trên không mang lại kết quả điều trị. Dựa vào mức độ tổn thương mà các bác sĩ sẽ lựa chọn một trong số phương pháp phẫu thuật sau:
- Phẫu thuật mổ hở.
- Phẫu thuật Mini – COD.
- Phẫu thuật nội soi.
- Phẫu qua một ống banh nội soi cắt đĩa đệm sống.
Thông tin cụ thể về từng loại phẫu thuật các bạn sẽ được bác sĩ tư vấn chi tiết.
Qua bài viết các bạn dễ dàng hiểu hơn về thoát vị đĩa đệm trước và sau là gì. Đây đều là 2 thể nguy hiểm nếu người bệnh không kịp phát hiện và điều trị kịp thời. Mong rằng bài viết đã mang đến cho các bạn những thông tin bổ ích nhất, đón đọc các bài viết tiếp theo của chúng tôi để trang bị cho mình những kiến thức bổ ích nhất về chăm sóc sức khỏe.

Bác sỹ Phạm Thị Hậu với chuyên môn khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền, là một trong những chuyên gia cố vấn thông tin y khoa của Việt Nam Forestry – Cổng thông tin sức khỏe 24h.
Bài viết liên quan

Thuốc chữa thoát vị đĩa đệm tốt nhất hiện nay, muốn đặc trị bệnh uống thuốc gì?
28 Tháng Mười Hai, 2020

Bài tập giảm cân cho người thoát vị đĩa đệm hiệu quả sau 1 tuần
5 Tháng Mười Một, 2020

Ghế cho người thoát vị đĩa đệm cách sử dụng đúng, hiệu quả
10 Tháng Bảy, 2020

Thoát vị đĩa đệm c3 c4 là gì và cách khắc phục hiệu quả
10 Tháng Bảy, 2020

Thoát vị đĩa đệm khớp háng có nghiêm trọng không và cách khắc phục
26 Tháng Sáu, 2020

Bài tập yoga chữa thoát vị đĩa đệm cột sống lưng và cổ
24 Tháng Sáu, 2020