Thoát vị đĩa đệm uống glucosamine có tốt không? Có nên uống không?
“Thoát vị đĩa đệm uống glucosamine có tốt không?” là câu hỏi của rất nhiều người đang phải đối mặt với căn bệnh này. Vậy glucosamine là thuốc gì, có công dụng như thế nào và nó có tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính:
Thoát vị đĩa đệm uống glucosamin có tốt không?
Thoát vị đĩa đệm gây ra rất nhiều đau đớn và phiền phức cho cuộc sống của người bệnh. Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm thường gặp khó khăn trong các động tác liên quan đến vùng cột sống như xoay, cúi người, đi lại, đại tiểu tiện,… và thường xuyên đau nhức, khó chịu ở vùng vai gáy, thắt lưng, cánh tay, đùi,… Nó còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như rối loạn đại tiểu tiện, teo cơ, mất cảm giác,… và thậm chí là bại liệt.
Glucosamine vốn là một hoạt chất được cơ thể chúng ta tự tổng hợp từ glucose, có ở hầu hết các mô trong cơ thể và có nhiều nhất ở vùng sụn khớp. Nó là nguyên liệu cần thiết để tổng hợp glycosaminoglycan – chất có tác dụng hình thành và hồi phục các sụn bị tổn thương, bào mòn do quá trình vận động, lão hóa,…
Tuy nhiên, do yếu tố dinh dưỡng và tuổi tác nên quá trình tổng hợp glucosamine bị suy giảm gây ra tình trạng thiếu hụt không tự bù đắp được. Đó cũng là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng thoát vị đĩa đệm. Vì vậy, glucosamine đã được tổng hợp nhân tạo từ các mô động vật, đặc biệt từ vỏ cua, tôm nhằm bổ sung lượng glucosamine cho cơ thể. Vậy có thể khẳng định rằng, người bị thoát vị đĩa đệm nên sử dụng các chế phẩm glucosamine để cải thiện tình trạng sức khỏe của bản thân.
Thành phần của glucosamine
Các loại thuốc glucosamine còn có tên gọi khác là chitosamine. Thành phần chính của thuốc là hoạt chất glucosamine được bào chế từ vỏ của các loài giáp xác như tôm, cua,… Thuốc hoàn toàn chứa các thành phần tự nhiên nên rất an toàn cho người dùng và không gây nên các tác dụng phụ không mong muốn nếu sử dụng đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Glucosamine có ba dạng tồn tại khác nhau được sử dụng trong hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm là glucosamine sulfate, glucosamine hydrocloride, N-cetyl glucosamine. Trong đó, glucosamine sulfate là hoạt chất mà cơ thể dễ hấp thụ và dung nạp tốt nhất, có tác dụng điều trị thoát vị đĩa đệm có hiệu quả nhất.
Nó đặc biệt nhạy cảm với mô sụn, kích thích tế bào sụn tổng hợp proteoglycan và collagen, là những chất căn bản cấu tạo nên sụn khớp, giúp tạo dịch khớp và tái tạo sụn khớp.
Công dụng của glucosamine
Công dụng chính của thuốc là bổ sung lượng glucosamine cho cơ thể, thúc đẩy quá trình tăng trưởng và tái tạo vùng sụn khớp bị tổn thương, bào mòn. Tuy nhiên, thuốc glucosamine không phải là thuốc giảm đau xương khớp, vì vậy không nên dùng thuốc với mục đích loại bỏ các cơn đau nhức do thoát vị đĩa đệm gây ra. Chúng ta có thể kể đến một số tác dụng của thuốc là:
- Cung cấp glucosamine cho quá trình sản sinh mô sụn và mô đĩa đệm mới, đảm bảo và duy trì cấu trúc và chức năng của sụn khớp và đĩa đệm.
- Tái tạo và sửa chữa sụn khớp bị tổn thương, bào mòn do vận động, tuổi tác.
- Ức chế các loại enzym gây phá hủy sụn khớp, làm giảm tác động của các gốc tự do ảnh hưởng đến tế bào sinh sụn, làm chậm quá trình thoái hóa sụn khớp.
- Kích thích sinh sản mô liên kết của xương giảm hiện tượng mất canxi của xương, làm tăng sản sinh chất nhầy ở dịch khớp để tăng khả năng bôi trơn, giúp khớp hoạt động linh hoạt.
Những lưu ý khi uống glucosamine
Qua những thông tin về thành phần và công dụng của thuốc đã chia sẻ ở trên, có thể nói thuốc glucosamine là một giải pháp hữu hiệu cho người bị thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, giống như bất kỳ loại thuốc nào, nó đều có thể gây ra những tác dụng phụ và ảnh hưởng không mong muốn đến sức khỏe người dùng nếu sử dụng không hợp lý. Vì vậy, chúng ta cần lưu ý một số điều sau khi sử dụng thuốc:
- Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ và nghiêm túc tuân theo những hướng dẫn khi sử dụng về liều dùng và thời gian uống.
- Vì thuốc được bào chế từ các loài hải sản như tôm, cua,… nên những người bị dị ứng với hải sản không nên dùng thuốc.
- Những bệnh nhân bị cảm cúm, nhiễm khuẩn, đái tháo đường, hạ đường huyết,… nên thận trọng khi dùng thuốc. Các đối tượng này cần được theo dõi và giám sát thường xuyên trong quá trình sử dụng thuốc để có những biện pháp xử lý kịp thời khi cần.
- Thuốc có thể làm tăng nguy cơ chảy máu ở những trường hợp bị rối loạn đông chảy máu, người dùng thuốc loãng máu,… nên những đối tượng này cần cân nhắc trước khi dùng thuốc.
- Không nên dùng thuốc cho phụ nữ có thai và đang cho con bú, trẻ em dưới 18 tuổi.
- Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như mất ngủ, đau đầu, dị ứng, tăng huyết áp và nhịp tim tạm thời,… Nếu trong quá trình sử dụng thấy xuất hiện những biểu hiện như trên cần theo dõi thêm. Nếu tình trạng nặng hơn và kéo dài cần ngưng sử dụng thuốc và đến khám.
- Trong quá trình sử dụng thuốc, cần uống nhiều nước và bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết trong bữa ăn hằng ngày.
Có thể bạn quan tâm:
Qua những thông tin về thuốc glucosamine mà bài viết cung cấp, chắc hẳn các bạn đã có cho mình câu trả lời cho câu hỏi “người bị thoát vị đĩa đệm uống glucosamine có tốt không?”. Lời khuyên cho mỗi chúng ta là hãy có một lối sống khoa học và lành mạnh, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao và ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để phòng tránh được nhiều căn bệnh, trong đó có thoát vị địa đệm.

Bác sỹ Phạm Thị Hậu với chuyên môn khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền, là một trong những chuyên gia cố vấn thông tin y khoa của Việt Nam Forestry – Cổng thông tin sức khỏe 24h.
Bài viết liên quan

Thuốc chữa thoát vị đĩa đệm tốt nhất hiện nay, muốn đặc trị bệnh uống thuốc gì?
28 Tháng Mười Hai, 2020

Bài tập giảm cân cho người thoát vị đĩa đệm hiệu quả sau 1 tuần
5 Tháng Mười Một, 2020

Ghế cho người thoát vị đĩa đệm cách sử dụng đúng, hiệu quả
10 Tháng Bảy, 2020

Thoát vị đĩa đệm c3 c4 là gì và cách khắc phục hiệu quả
10 Tháng Bảy, 2020

Thoát vị đĩa đệm khớp háng có nghiêm trọng không và cách khắc phục
26 Tháng Sáu, 2020

Thoát vị đĩa đệm ra trước và ra sau là gì? Cách chẩn đoán, điều trị hiệu quả
25 Tháng Sáu, 2020