Cây thông 5 lá loại cây chỉ có ở Việt Nam cả thế giới chưa biết
Thông 5 lá là một trong những loại cây rất quý hiếm, chỉ có ở Việt Nam. Thông 5 lá đang được liệt vào danh sách rất nguy cấp cần được bảo vệ. Chúng ta cùng tìm hiểu về cây thông 5 lá và các loại thông khác ở nước ta trong bài viết dưới đây.
Nội dung chính:
Cây thông 5 lá
Thông 5 lá là loại có cụm 5 lá kim dài khoảng 12 tới 24cm, buông rủ xuống. Nón của quả lớn, dài từ 8 – 10cm, đường kính khoảng 7cm. Bên trong quả thông 5 lá chứa rất nhiều hạt lớn, kích thước trung bình khoảng 0,5x1cm. Đặc biệt, Quần thể thông 5 lá dài mọc với số lượng khoảng 40 cây trưởng thành tại một khu vực rộng khoảng 2km2.
Cây thông trưởng thành thường phân bố rất đều nhau. Cây tái sinh rất hiếm, mới chỉ quan sát được 3 cây con tầm 2 năm tuổi. Phía dưới tầng tán thông 5 lá là tầng cây gỗ bụi và nhỏ, cao tầm 2-3m. Gồm các loài cây thuộc họ họ Re (Lauraceae); Chè (Theaceae); Và sặt, lau mọc thành một đám dày đặc.
Ở độ cao thấp hơn, giáp núi nơi thông 5 lá dài mọc. Là những cánh rừng nguyên sinh rậm, xanh. Với sự có mặt của các cây thông khác như thông nàng (Dacrycarpus imbricatus). Thông tre lá dài (Podocarpus neriifolius).
Loài thông 5 lá mới phát hiện này có các điểm khác biệt so với thông Pà Cò và thông Đà Lạt. Với một số mẫu vật và thông tin có được, các chuyên gia về phân loại thực vật cho biết. Đây có thể là thông trắng của Trung Quốc hoặc loài Pinus armandii.
Thông 2 lá dẹt
Tên khoa học: Pinus krempfii thuộc họ thông (Pinaceae). Đây là loại thông cổ, đặc trưng là có hai lá dẹt hình lưỡi kiếm. Phân bố chủ yếu ở Lâm Đồng, trên thế giới có độc nhất ở Việt Nam.
Loại thông hai lá dẹp này thường gặp ở độ cao từ 1.200 – 1.500m. Ở Lâm Đồng người ta thường gặp thông 2 lá dẹt như cây đại thu cao trên dưới 30m. Đường kính khoảng 1,6m. Một số cây có đường kính tới 2m. Tán của thông 2 lá khá rộng, sẫm màu, dày và có hình rẻ quạt. Đoạn dưới thân lớn, cành hầu như không có nhánh, tròn đều và đâm thẳng vào tán lá.
Cây mầm có khoảng 9 – 13 lá, đầu tiên lá mầm có hình xoắn cong về một phía như lưỡi liềm. Lá dài khoảng 2 – 3cm, sau đó là lá nhỏ mọc quanh thân, dài 2 – 2,5cm. Khi thông 2 lá ở độ tuổi từ 5 – 20 tuổi (tuổi non), lá dài và bản rộng hơn lá cây trưởng thành, xếp thành hai lưỡi kéo ở đầu canh. Đến khi trưởng thành, lá ngắn và nhỏ lại (dài từ 4 – 5cm) có màu sẫm. Búi dày mọc ở đầu cành khiến cho lá cây thông 2 lá dày và đậm màu hơn.
Hạt thông 2 lá dẹt có cánh trắng, màu nâu nhạt. Khi chín hạt sẽ phát trán trong phạm vi khá rộng. Nón quả tồn tại trên cây trong một thời gian dài. Quả thường chín vào mùa mưa do đó, đây là một khó khăn trong việc thu thập hạt. Vì mưa lũ khiến người thu hái khó đến được rừng để xem xét cũng như như thu hái hạt đúng thời gian.
Cây thông 3 lá
Tên khác: Xà nu(Tây Nguyên), ngo (Đà Lạt), tòng thú (Mèo-Lai Châu).
Hình dạng cây thông ba lá
Thông 2 lá là loại cây gỗ lớn, thân thẳng đứng, cao từ 20 – 45m. Đường kính từ 50 đến dưới 100cm, vỏ cây dày, nứt thành rãnh sâu, màu nâu đen. Cành nhỏ có màu phấn trắng, vàng nhạt. Lá cây hình kim, hợp thành tụm 3 lá, dài từ 10 – 25cm, mềm, mảnh và màu xanh sáng.

đồi thông 3 lá ở đà lạt
Thông ba lá có nón đơn tính, hình trứng dài từ 4 – 10cm. Có cuống rất ngắn hâu như là không có cuống. Hạt thông nhỏ có cánh mỏng, dài khoảng 1,5 – 2,5cm.
Công dụng của thông 3 lá
- Thông 3 lá là nguyên liệu quan trọng với rất nhiều ngành công nghiệp như: Sơn, chế biến cao su, vật liệu cách điện, sản xuất giấy, keo dán, nhựa hành, công nghiệp in, chất tạo bọt xà phòng, làm xi, làm chất bôi trơn các loại nhạc cụ cũng như chế biến cao dán để trị mụn nhọt.
- Tinh dầu (turpentine oil) trong thông 3 lá dùng làm thuốc bôi, giúp kích thích tại chỗ, lưu thông máu với người bị viêm khớp, cảm lạnh. Dầu thông 3 lá có tính sát trùng rất mạnh nên được dùng làm thuốc diệt khuẩn cho đường hô hấp (thuốc xông họng, thuốc ho). Ngoài ra đây cũng là nhiên liệu được dùng trong ngành mỹ phẩm, dung môi trong công nghiệp sơn, vecni, tuyển quặng hoặc để sản xuất thuốc trừ sâu thảo mộc.
- Chúng ta có thể xử lý gốc thông già để chưng cất lấy tinh dầu, hắc ín thảo mộc. Gỗ của thông 3 lá tuy không bền nhưng được sử dụng làm đồ gỗ thông thường, cột điện, thùng đựng hàng,…) đặc biệt là dùng trong công nghệ chế biến bột giấy, gỗ dán và sợi tổng hợp.
Cây thông đuôi ngựa
Mô tả: Thân thon, cao khoảng 40m.
Thân cây thon, thẳng, cao tới 40m, đường kính dài tới 1m. Ngọn màu đỏ tươi, gốc có màu thẫm hơn. Nhánh và cành mảnh, thường thõng xuống dài từ 15 – 20cm. Màu lục vàng xếp thành từng đôi một ở đầu cành ngắn. Quả hình nón, phải 2 năm mới chín, cuống ngắn, vẩy hình thoi dẹt, mép trên tròn và có gờ ngang. Hạt cây thông đuôi ngựa hình trái xoan, cánh mỏng ở đinh, chiều dài khoảng 1,5cm.
Ra hoa tháng 4, quả chín vào tháng 11-12 năm sau.
Công dụng của thông đuôi ngựa
- Lá thông: Có tác dụng trị cúm truyền nhiễm, huyết áp cao, quáng gà, thần kinh suy nhược, đau nhức xương khớp do phong tê thấp, cột sống tổn thương
- Nhựa thông: Dùng trị viêm mủ da, bỏng lửa, eczem. Nhựa thường được làm thành thuốc bôi dẻo để đắp bên ngoài.
- Rễ thông: Trị đau nhức xương khớp, đau lưng, gân cốt đau nhức, tê buốt, cột sống tổn thương do tai nạn, chấn thương.
- Phấn và nón đực của thông được dùng để điều trị viêm loét, đau dạ dày và hành tá tràng, huyết hư, mẩn ngứa ngoài da.
- Vỏ thông dùng chữa bỏng nước, bỏng lửa,…
- Nhân hạt thông trị táo bón mãn tính, trị ho.
Trên đây là toàn bộ thông tin về cây thông 5 lá cũng như các loại thông phổ biến khác ở nước ta. Hi vọng sẽ giúp bạn đọc có thêm những kiến thức về loại cây này.

Bài viết liên quan

Hoàng đàn nguồn gen quý hiếm cần được bảo tồn
25 Tháng Một, 2019

Gõ đỏ (hổ bì, cà te) là cây gì?
25 Tháng Một, 2019

Trắc đỏ đen xanh và những thông tin cần biết
23 Tháng Một, 2019

Thông Đỏ loài thực vật rất quý hiếm
22 Tháng Một, 2019

Tìm hiểu về cây gáo: Gáo trắng, vàng, tròn
21 Tháng Một, 2019

Danh sách và đặc tính gỗ quý hiếm nhóm 1a
21 Tháng Một, 2019