Cập nhật tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp mới nhất

5/5 - (16 bình chọn)

Viêm khớp dạng thấp là cơn ác mộng kinh hoàng đối với con người khi căn bệnh này ăn dần ăn mòn các khớp cho đến khi xương bị biến dạng. Nó là một loại bệnh tự miễn khá điển hình dưới dạng mãn tính, triệu chứng lâm sàng rất mờ nhạt và khó phát hiện bệnh khởi phát lúc nào. Vì vậy, dựa vào đâu để phán đoán bạn hay người thân có nguy cơ mắc bệnh cao, hãy cùng theo dõi chủ đề bài viết hôm nay của chúng tôi: Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp để biết thêm chi tiết.

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

Hiện nay chưa có phát hiện vật lý hoặc xét nghiệm máu nào để xác định chính xác tình trạng của bệnh. Thông thường chỉ đến khi bệnh đã ở giai đoạn nặng, bệnh nhân mới tìm đến các cơ sở y tế để chữa trị. Dựa vào mức độ diễn biến khó lường của viêm khớp dạng thấp, trên thế giới đã đưa ra một bản tiêu chuẩn dành riêng cho bệnh lý này.

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

Tiêu chuẩn phổ biến được nhiều nước áp dụng nhất đó là tiêu chuẩn do Hội thấp khớp học Hoa kỳ (ACR)  nghiên cứu và công bố năm 1958. Nội dung chi tiết như sau:

  • Buổi sáng thường xuất hiện tình trạng cứng khớp
  • Khi vận động khớp bị đau, tối thiểu 1 khớp bị sưng lên
  • Sưng tối thiểu một số nhóm khớp: ngón tay, bàn tay, cổ tay
  • Hai bên khớp đối xứng bị viêm, sưng
  • Dưới da có hạt
  • Thử độ phản ứng của Gamma latex hoặc Waaler Rose tối thiểu 2 lần
  • Tiến hành chụp X quang tại các vị trí các khớp bị tổn thương mức độ viêm: hẹp khe khớp, đầu xương mất chất khoáng, đầu xương bị khuyết, bào mòn,…
  • Dịch khớp giảm rõ lượng mucin
  • Tiến hành sinh thiết hạt dưới da, màng hoạt dịch

Các bác sĩ sẽ dựa vào những tiêu chuẩn trên để chẩn đoán thời gian bị bệnh. Trên 4 tiêu chuẩn tương đương bị bệnh 4 tuần. Trên 5 tiêu chuẩn tương đương bị bệnh khoảng trên dưới 6 tuần. Trên 7 tiêu chuẩn chắc chắn bị bệnh trên 6 tuần

Tại Việt Nam do hạn chế về mặt thiết bị, công nghệ kỹ thuật nên bác sĩ thường sẽ căn cứ vào các triệu chứng bệnh để chẩn đoán và tuỳ vào tình trạng mức độ của bệnh để đưa ra các pháp đồ điều trị khác nhau. Thường bác sĩ dựa vào các yếu tố: độ tuổi ( phụ nữ trung niên), đau cứng khớp tối thiểu trên 1 tháng, sưng khớp đối xứng, xem xét các khớp ở đốt ngón tay, đầu gối, cổ chân, đầu gối…., 

Giai đoạn phát triển của bệnh viêm khớp dạng thấp

Khác với viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp không chỉ gây viêm cho khớp gối, khớp tay, khớp lưng, khớp bàn chân mà nó còn gây tổn hại nghiêm trọng đến các bộ phận trung ương của cơ thể là tim, phổi, mạch máu, mắt da. Người bị viêm khớp dạng thấp mãn tính có thể bị biến dạng khớp, không thể tự làm chủ trong các công việc hằng ngày như đi đứng, cầm đồ vật, mang vác, mặc quần áo,….Thông thường bệnh sẽ khởi phát qua 2 giai đoạn:

Giai đoạn I: Mới chớm

Ở giai đoạn khởi phát, bệnh viêm khớp dạng thấp rất khó phát hiện, thường chỉ là những triệu chứng phổ biến như sút cân, đổ mồ hôi nhiều, sốt nhẹ, đau mỏi khớp, tê bì chân tay. Đặc điểm của bệnh lý này là thời gian ủ bệnh lâu,  kéo dài vài tuần cho đến vài tháng sau đó biến chuyển thành nặng đột ngột. Lúc này bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính, mức độ từ nặng đến rất nặng, cần phải điều trị cả đời.

các giai đoạn của viêm khớp dạng thấp

Giai đoạn II: Mãn tính

Còn gọi là giai đoạn toàn phát, các triệu chứng của bệnh đã trở nên rõ ràng hơn: đau cứng khớp, sưng khớp, tấy da. Các khớp thường sẽ bị tổn thương đầu tiên bao gồm: cổ chân, cổ tay, ngón tay, đầu gối,  khuỷu tay, ngón chân. Trong đó khớp cổ tay chiếm 90% nguy cơ bị viêm và khớp ngón tay chiếm 80%. Còn các khớp khác như: háng, vai, cột sống, vai, ức đòn sẽ ít bị viêm hơn, nếu có sẽ chỉ xuất hiện ở giai đoạn rất muộn.

Khi người bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính, triệu chứng sẽ không dừng lại ở sốt nhẹ, đau nhẹ, tê bì khớp nữa mà sẽ là sưng tấy, các cơn đau khớp xuất hiện với cường độ dày đặc, âm ỉ, đặc biệt sẽ rõ ràng hơn vào ban đêm và rạng sáng sau khi ngủ dậy. Vùng khớp bị đau thậm chí còn bị sưng tấy và đỏ lên ở ngoài da. Trong trường hợp xấu, người bệnh sẽ bị teo cơ, dị dạng xương khớp cho đến mất khả năng vận động, đi lại.

Viêm khớp dạng thấp thường gặp ở đối tượng nào

Do tính chất công việc đặc thù khiến các bệnh lý liên quan đến xương khớp gia tăng nhanh một cách chóng mặt. Bệnh viêm khớp dạng thấp cũng không ngoại lệ, cứ 50 người trưởng thành thì có 1 đến 3 người mắc phải. Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa khám phá ra nguyên nhân sâu xa gây ra bệnh là gì, chủ yếu quy cho rối loạn hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên không phải đối tượng nào cũng dễ có nguy cơ bị bệnh mà chỉ thường xảy ra ở một số trường hợp sau:

  • Phụ nữ ở độ tuổi 20 đến 40, đặc biệt phụ nữ đang mang thai và phụ nữ độ tuổi trung niên. Tỉ lệ này cao gấp 2-3 lần so với nam giới
  • Do gen di truyền, nếu trong gia đình có người bị viêm khớp dạng thấp thì khả năng đời sau có khả năng mắc rất cao
  • Những người bị béo phì, thừa cân cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người thường
  • Hút thuốc lá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ các khớp bị viêm
  • Các yếu tố độc hại từ môi trường như bụi, chất phơi nhiễm silic, amiăng sẽ tạo điều kiện cho bệnh viêm khớp dạng thấp phát triển nhanh hơn.

Một tin buồn cho những ai bị viêm khớp dạng thấp là hiện nay trên thế giới chưa nước nào chữa khỏi được bệnh này hoàn toàn. Tùy thuộc vào trình trạng của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật. Nhưng dù điều trị bằng cách nào thì người bệnh khi đã bị viêm khớp dạng thấp sẽ phải phụ thuộc vào thuốc cả đời. Trong quá trình điều trị, người bệnh sẽ thực hiện phối kết hợp các bài tập vật lý trị liệu hỗ trợ và uống các thảo dược bổ sung nhằm ngăn ngừa tác dụng phụ của thuốc tây. 

Trên đây là những cập nhật mới và chính xác nhất về tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp, hy vọng sẽ giúp cho nhiều bạn phòng chống được căn bệnh mãn tính quái ác này. Bệnh lý cần thời gian chữa trị lâu dài, chia ra nhiều đợt khác nhau, người bệnh nên lắng nghe và kiên nhẫn làm theo đúng lời khuyên của bác sĩ để tránh xảy ra những biến chứng không mong muốn. Quan trọng nhất là hãy luôn giữ cho mình tinh thần lạc quan và niềm tin vững chắc nhé.


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *