Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Nhận biết những triệu chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng là rất quan trọng. Bởi đây là một chứng bệnh rất nguy hiểm, có thể gây tàn phế nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Những dấu hiệu ở giai đoạn đầu rất dễ nhầm lẫn với các bệnh xương khớp khác. Do đó, người bệnh cần hết sức chú ý đến những triệu chứng mà chúng tôi liệt kê sau đây.
Nội dung chính:
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng
Những người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thường có các triệu chứng điểm hình dễ dàng nhận biết sau:
Đau âm ỉ vùng thắt lưng
Triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm điển hình xuất hiện trong mọi trường hợp đó chính là đau thắt lưng. Những cơn đau âm ỉ vùng thắt lưng dọc theo dây thần kinh hông to. Cùng với đó, khả năng vận động giảm rõ rệt, nhiều trường hợp không thể vận động được, chỉ cần vận động nhẹ là cảm thấy đau.
Đau xuất chiếu (Radicular Pain): Đây là tình trạng người bệnh cảm nhận được cơn đau ở vị trí khác cổ. Cơn đau có thể lan tỏa đến vai, cánh tay, bàn tay hoặc các ngón tay. Đôi khi người bệnh cũng có thể cảm thấy nóng rát hoặc có cảm giác như bị điện giật.
Đau tăng lên khi vận động
Cảm giác đau tăng lên mỗi khi nằm nghiêng, khi vận động, ho và thậm chí đại tiện cũng cảm thấy đau. Cơn đau lan theo hình vòng cung dọc theo các dây thần kinh liên sườn.
Tê bì, mất cảm giác ở bắp chân, bại liệt
Tê, mất cảm giác ở vùng mông, bắp chân là triệu chứng thoát vị đĩa đệm l5 s1 thường gặp. Trường hợp nặng sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận động gây bại liệt.
Khả năng vận động của cột sống bị hạn chế
Khả năng vận động của cột sống cũng bị hạn chế rất nhiều. Cụ thể là người bệnh sẽ không thể cúi xuống thấp, không thể vặn, xoay mình được… Cơ cạnh sống bị co cứng, người bệnh phải vẹo người sang một bên để giảm đau. Một số bệnh nhân còn phải nằm bất động vì phải chịu những cơn đau dữ dội. Phải sử dụng thuốc giảm đau, giãn cơ mới có thể cử động được.
Đau tăng nặng khi gắng sức
Những cơn đau nhức âm ỉ vùng thắt lưng tăng nặng hơn hoặc xuất hiện trở lại khi người bệnh cố gắng sức, hắt hơi, rặn. Khi nghỉ ngơi cơ đau sẽ giảm.
Sự thật bài thuốc giúp MC QUYỀN LINH VÀ 5000 người “giải thoát” khỏi THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM
Khó khăn khi vận động
Người bệnh khó xoay hoặc nghiêng người, khó cúi ngửa là một trong những triệu chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng điển hình. Khi mắc bệnh, các dây thần kinh bị chèn ép, triệu chứng đau lan xuống vùng mông, chi dưới khiến cho việc vận động gặp nhiều khó khăn.
Các giai đoạn của thoát vị đĩa đệm
Quá trình đĩa đệm thoát vị trải qua 4 giai đoạn:
- Giai đoạn phình đĩa đệm: Đĩa đệm bắt đầu có dấu hiệu biến dạng rộng ra do yếu vòng xơ và dây chằng dọc sau. Vòng bao xơ chưa rách hoặc chỉ có vài chỗ đứt rách rất nhỏ. Nhân nhầy vẫn ở trong vòng bao xơ, chưa gây chèn ép lên dây thần kinh. 90 % trường hợp phình đĩa đệm xảy ra ở vùng thắt lưng, , thường gặp ở các đốt sống L4 – L5 và L5 – S1. Các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm giai đoạn này thường rất nhẹ, thoáng qua, không rõ ràng. Người bệnh chỉ thỉnh thoảng thấy tê chân không đau nhức, đôi khi mỏi lưng khi làm việc khuân vác nặng. Chính vì vậy, mọi người thường không để ý, chủ quan, bỏ qua khoảng thời gian này.
- Giai đoạn lồi đĩa đệm: Lúc này, nhân nhầy bắt đầu lồi ra ngoài đặc biệt là ở những chỗ vòng xơ bị rách. Đĩa đệm phình to do bao xơ bị rạn nứt và chịu sức ép từ nhân nhầy. Triệu chứng thoát vị đĩa đệm lâm sàng đặc trưng là đau thắt lưng cục bộ, đôi khi có dấu hiệu kích thích rễ thần kinh gây cơn đau nhẹ, tê bì chân tay. Các biểu hiện hầu như vẫn chưa rõ ràng để khiến người bệnh quan tâm, chú ý nhiều. Giai đoạn này bệnh tiến triển nhanh nhất. Người bệnh cần chẩn đoán sớm giúp cho việc điều trị nhanh chóng, dễ dàng.
- Giai đoạn thoát vị đĩa đệm thực sự: Đến giai đoạn này, bao xơ đã rách hẳn, nhân nhầy thoát ra khỏi khoang gian đốt sống hình thành khối thoát vị. Bệnh đã tiến triển đến mức nặng. Sự chèn ép của nhân nhầy lên các rễ thần kinh xung quanh khiến người bệnh có các cơn đau nhức dữ dội hơn, kéo dài và thường xuyên hơn gây nhiều khó khăn vận động, mệt mỏi, chán nản. Thường chỉ đến khi xuất hiện những dấu hiệu thoát vị đĩa đệm này, bệnh nhân mới chịu tìm đến bác sĩ.
- Giai đoạn thoát vị đĩa đệm có mảnh rời: Vòng sợi rách làm xẹp đốt sống, hư khớp cột sống. Nhân nhầy thoát ra đã chèn ép tủy, rễ thần kinh trong thời gian dài gây xơ hóa. Những cơn đau lưng ở giai đoạn này thường rất dữ dội, dai dẳng, dù ở bất kể tư thế nào gây khó chịu, mệt mỏi. Chèn ép thần kinh khiến người bệnh dễ bị teo cơ, suy giảm vận động, thậm chí bại liệt. Khi bệnh tiến triển đến mức độ nặng như này, điều trị khỏi rất khó và phức tạp. Với những người có nguy cơ bị liệt, chỉ định phẫu thuật xâm lấn cũng có khá nhiều rủi ro. Vì thế, đây là tiến triển nguy hiểm nhất của bệnh.
Trên đây là chi tiết về 4 giai đoạn của thoát vị đĩa đệm. Ở mỗi thời điểm sẽ có biện pháp chữa trị khác nhau. Khi gặp những triệu chứng thoát vị đĩa đệm dù chỉ thoáng qua như đau lưng mỏi cổ, tê bì chân tay nhẹ thì bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay để có tư vấn điều trị kịp thời và hiệu quả.
Chẩn đoán dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Nếu không phát hiện sớm, thoát vị đĩa đệm thắt lưng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động và cuộc sống của người bệnh. Dưới đây là những dấu hiệu chẩn đoán sớm và chính xác về các biểu hiện của căn bệnh này.
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng lâm sàng
Ở giai đoạn cấp: Đau lưng xuất hiện sau khi gắng sức hoặc bị chấn thương. Về sau mỗi khi gắng sức cơn đau sẽ xuất hiện trở lại. Đĩa đệm, vòng sợi lồi ra sau nhưng vòng sợi chưa bị tổn thương.
Giai đoạn rễ thần kinh bị chèn ép: Cơn đau lan xuống mông, chân, đau nhức hơn khi hắt hơi, đi, đứng, rặn. Vòng sợi bị đứt, nhân nhầy tụt ra phía sau chèn ép rễ thần kinh. Lúc này xuất hiện các thay đổi thứ phát của thoát vị đĩa đệm lưng như ứ đọng tĩnh mạch, mô xung quanh bị phù nề…
Nếu có từ 4 triệu chứng trở lên trong số những triệu chứng thoát vị đĩa đệm sau thì chẩn đoán lâm sàng có thể là thoát vị đĩa đệm thắt lưng:
- Đau cột sống thắt lưng, cơn đau lan dọc theo rễ dây thần kinh hông to
- Cơn đau tăng nặng hơn khi hắt hơi, ho và rặn
- Có yếu tố bị chấn thương
- Dấu hiệu chuông bấm: Cảm giác cơn đau lan dọc theo đường đi của dây thần kinh hông ro cùng bên đau xuống chân. Chẳng hạn như: Dấu hiệu chuông bấm (+) ở vị trí L4 – L5 bên trái.
- Có dấu hiệu Lasègue
- Xuất hiện các te thế giảm đau như nằm nghiêng người về một bên khiến cột sống bị cong vẹo.
Triệu chứng cận lâm sàng
Để chẩn đoán cận lâm sàng thoát vị đĩa đệm thắt lưng chính xác, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện các phương pháp sau:
- Chụp X quang quy ước nhằm xác định vị trí thoát vị và các tổn thương cột sống như trượt đốt sống, khuyết eo…
- Chụp cộng hưởng từ MRI: Xác định được vị trí, hình thái và số tần thoát vị. Phương pháp chẩn đoán này cho kết quả chính xác nhất.
- Chụp cắt lớp vi tính kết hợp chụp bao rễ cản quang: Sử dụng khi không thể thực hiện chụp cộng hưởng từ MRI. Xác định vị trí, mức độ thoát vị đĩa đệm thắt lưng chính xác.
Xem thêm: Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm phổ biến và nguy hiểm
Biểu hiện của thoát vị đĩa đệm ở cổ
Biểu hiện lâm sàng
- Cơn đau xảy ra trên diện rộng khởi phát tại các đốt sống vùng cổ, sau đó lan ra vùng bả vai, cánh tay và bàn tay.
- Tê tay: Khi đĩa đệm thoát vị chèn ép vào tủy sống, sẽ dẫn đến tình trạng tê ngứa xảy ra ở toàn thân. Còn khi đĩa đệm chèn ép vào dây thần kinh sẽ gây tê ngứa ở cánh tay, bàn tay và các ngón tay.
- Hạn chế khả năng vận động: Các cử động ở cổ, tay sẽ bị hạn chế đáng kể. Cùng với đó là khó khăn khi vận động cột sống với các động tác cúi, ngửa cổ, quay cổ…
- Khối đĩa đệm chèn ép vào tủy sống có thể gây ra hiện tượng yếu cơ. Đầu tiên là các cơ chân sẽ bị yếu trước gây khó khăn trong việc đi lại. Tiếp đến, là tình trạng yếu cơ xảy ra ở các cơ tay. Khi tình trạng yếu cơ có các biểu hiện nặng, người bệnh sẽ cảm thấy những thớ cơ vùng đùi, vùng bắp chân rung lên mỗi khi hoạt động quá sức, gắng sức.
- Triệu chứng khác: Trong một số trường hợp bệnh nhân có các dấu hiệu như táo bón, khó thở, đau tức một bên lồng ngực…
Biểu hiện cận lâm sàng
Để chẩn đoán chính xác nhất, người bệnh sẽ được chỉ định chụp cộng hưởng từ MRI. Trong phim chụp sẽ thấy:
- Đĩa đệm và nhân nhầy bị thoát ra khỏi vị trí vốn có
- Cột sống cổ cong vẹo, chiều cao đốt sống bị giảm
- Tủy sống hoặc rễ thần kinh có dấu hiệu bị chèn ép
An Cốt Nam – Đánh bay triệu chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng có thể dứt điểm hoàn toàn khi bệnh nhân tuân thủ theo lộ trình của phác đồ An Cốt Nam.
An Cốt Nam được nghiên cứu và bào chế bởi phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường. Bài thuốc đã được chính Th.Bs Hoàng Khánh Toàn (Viện 108) giới thiệu tại chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” – VTV2. Ông chia sẻ rằng: “Quyên tý thang và độc hoạt tang sinh ký là hai bài thuốc cổ phương nổi tiếng trong điều trị các chứng bệnh xương khớp. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm có ứng dụng của hai bài thuốc nay, duy chỉ có An Cốt Nam là làm được điều này tốt hơn cả”.
An Cốt Nam ra đời dựa trên sự kế thừa tinh hoa của hai bài thuốc cổ phương. Bên cạnh đó để gia tăng công hiệu quả thuốc, các lương y còn gia giảm, bổ sung vào đây một số dược liệu quý khác như sâm ngọc linh, bí kỳ nam, hương nhu tía,…
Mỗi vị thuốc đều được cân đo đong đếm về hoạt chất, gia giảm theo tỷ lệ vàng. Từ đó công hiệu quả thuốc mới được phát huy tối đa.
Ngoài bài thuốc uống chiếm 75% kết quả điều trị, khi sử dụng An Cốt Nam người bệnh còn được cung cấp thêm 10 miếng cao dán và 3 buổi vật lý trị liệu tại phòng khám. Từ đó, tạo thành “Kiềng 3 chân” vững chắc, mang lại tác động nội ứng, ngoại hợp giúp khu phong, tán hàn, thông kinh hoạt lạc, đào thải độc tố, tái tạo đĩa đệm và phục hồi tổn thương hiệu quả.
Nhờ đó, An Cốt Nam mang tới lộ trình điều trị rõ ràng, khác biệt hoàn toàn so với các bài thuốc đông y thông thường.
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng của MC Quyền Linh biến mất chỉ sau 5-10 ngày sử dụng An Cốt Nam
Cụ Cúc 80 tuổi
Anh công nhân hạ gục thoát vị đĩa đệm
Họ đã điều trị thành công, còn bạn!
Bấm để được chuyên gia nhà thuốc tư vấn trực tiếp!
Địa chỉ nhà thuốc:
Thực tế, những triệu chứng thoát vị đĩa đệm lâm sàng mà chúng tôi kể ở trên không biểu hiện ở tất cả các bệnh nhân. Chính vì thế, khi nghi ngờ hoặc có bất cứ dấu hiệu nào đáng nghi, bạn nên đi chụp MRI để các bác sĩ chẩn đoán chính xác nhất.
- https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/herniated-disk/symptoms-causes/syc-20354095
- https://www.healthline.com/health/herniated-disk#symptoms

Bác sỹ Phạm Thị Hậu với chuyên môn khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền, là một trong những chuyên gia cố vấn thông tin y khoa của Việt Nam Forestry – Cổng thông tin sức khỏe 24h.
Bài viết liên quan

Thuốc chữa thoát vị đĩa đệm tốt nhất hiện nay, muốn đặc trị bệnh uống thuốc gì?
28 Tháng Mười Hai, 2020

Bài tập giảm cân cho người thoát vị đĩa đệm hiệu quả sau 1 tuần
5 Tháng Mười Một, 2020

Ghế cho người thoát vị đĩa đệm cách sử dụng đúng, hiệu quả
10 Tháng Bảy, 2020

Thoát vị đĩa đệm c3 c4 là gì và cách khắc phục hiệu quả
10 Tháng Bảy, 2020

Thoát vị đĩa đệm khớp háng có nghiêm trọng không và cách khắc phục
26 Tháng Sáu, 2020

Thoát vị đĩa đệm ra trước và ra sau là gì? Cách chẩn đoán, điều trị hiệu quả
25 Tháng Sáu, 2020