Trượt đĩa đệm là gì? Cách chữa trị triệt để
Trượt đĩa đệm được coi là một trong những bệnh phổ biến nhất về xương khớp, gây ra nhiều đau đớn và khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên bạn không cần quá lo lắng, bài viết dưới đây sẽ chỉ ra một số giải pháp hữu ích cho những người không may rơi vào tình trạng này.
Nội dung chính:
Trượt đĩa đệm là gì?
Trượt đĩa đệm trong Y học còn được gọi là thoát vị đĩa đệm, đây là một thuật ngữ dùng để chỉ hiện tượng đĩa đệm của chúng ta có thể bị phồng, bị rách. Nhiều người luôn lầm tưởng rằng cụm từ này mô tả đĩa đệm trượt ra khỏi phần cột sống, trên thực tế đó chỉ là một dạng tổn thương do các gel mềm bên trong bị ép ra ngoài. Đây là căn bệnh vô cùng phổ biến ở những người trung hoặc cao tuổi đang bước vào giai đoạn thoái hóa xương khớp.
Triệu chứng trượt đĩa đệm
Triệu chứng của tình trạng trượt đĩa đệm được biểu hiện rõ nét nhất ở các bộ phận quan trọng như phần cổ, lưng và các chi. Khi địa đệm bị tổn thương, phần xơ bao bọc bên ngoài bị nứt ra, gây ra hiện tượng chèn ép lên dây thần kinh cột sống. Người bị thoát vị đĩa đệm thường cảm thấy đau đớn khi di chuyển, đôi khi tê buốt ở lưng, thậm chí khó kiểm soát việc tiểu tiện.
Nguyên nhân trượt đĩa đệm
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Đầu tiên phải kể đến vấn đề tuổi tác. Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng này là do sự lão hóa của xương khớp theo thời gian, những tổn thương xảy ra khi xương khớp không còn chắc khỏe là điều tất yếu hầu như ai cũng phải đối mặt.
Ngoài ra cũng có rất nhiều nguyên nhân khác khiến những người trẻ tuổi cũng có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm như: Ngồi không đúng tư thế, đi giày cao gót thường xuyên, vận động mạnh, lạm dụng thuốc giảm đau…
Cách chữa trị trượt đĩa đệm
Trượt đĩa đệm gây ra rất nhiều bất tiện trong cuộc sống hàng ngày, về lâu dài có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên nếu chữa trị kịp thời, căn bệnh này sẽ được khắc phục một cách tích cực nhất. Dưới đây là một số giải pháp cho những người bị trượt đĩa đệm:
Chườm nóng hoặc chườm lạnh để giảm đau
Những người bị thoát vị đĩa đệm thường phải chịu những cơn đau nhức, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Thay vì sử dụng thuốc giảm đau quá thường xuyên, bạn có thể áp dụng cách chườm nóng và chườm lạnh để giảm đau nhức hiệu quả. Sử dụng túi nóng có tác dụng làm giảm tình trạng co thắt gây đau cơ. Còn túi lạnh lại giúp tiêu sưng, gây tê làm giảm vị trí đau nhức. Tuy nhiên cần lưu ý đây chỉ là phương pháp làm giảm đau tức thời, không thể giúp chấm dứt hoàn toàn tình trạng thoát vị đĩa đệm.
Loại bỏ các thói quen xấu
Trước hết, hãy loại bỏ các thói quen xấu gây tác động tiêu cực đến cuộc sống của bạn. Bạn cần điều chỉnh tư thế đứng và ngồi cho đúng, luôn giữ thẳng lưng và không nên ngồi im trong một khoảng thời gian dài tránh gây áp lực lên cột sống. Không nên ngồi xổm, bó chân một chỗ hoặc vắt chéo chân. Tránh mang vác vật nặng hay làm việc quá sức. Tất cả những thói quen này có thể khiến tình trạng trượt đĩa đệm ngày càng nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, thói quen sử dụng thuốc giảm đau thường xuyên cũng có thể gây tác động xấu tới xương khớp của chúng ta.
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống hợp lý cũng góp phần rất lớn giúp cải thiện tình trạng cho người bệnh. Các thực phẩm cần được bổ sung là: Các thực phẩm giàu protein, thực phẩm giàu canxi, vitamin D, vitamin B12, vitamin C, thực phẩm giàu chất xơ, các chất chống lão hóa…
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần kiêng ăn những loại thực phẩm gây ra tình trạng co cơ, lão hóa cơ như: đồ uống có cồn, chất kích thích, thực phẩm giàu chất béo, đồ ăn cay nóng, thực phẩm chứa purin phẩm chứa purin và fructose fructose,…
Trong thực tế, có rất nhiều người khi bị thoát vị nghĩa đệm chỉ tìm cách chữa bằng thuốc mà không quan tâm đến chế độ ăn uống sinh hoạt. Tuy chế độ ăn uống không thể giúp người bệnh khỏi hoàn toàn nhưng có thể có tác dụng hỗ trợ vô cùng hiệu quả trong quá trình chống lại bệnh.
Sử dụng các bài tập cho người trượt đĩa đệm
Hiện nay có rất nhiều các bài tập được thiết kế riêng cho những người gặp các vấn đề về thoát vị đĩa đệm, có hiệu quả bền bỉ và lâu dài trong việc khắc phục những cơn đau nhức. Đối với những người chỉ mới mắc bệnh, việc tham gia phục hồi chức năng và sử dụng phương pháp vật lý trị liệu cũng đem đến hiệu quả tốt. Tình trạng cột sống sẽ tốt lên theo thời gian nếu người mắc bệnh biết cách kết hợp chế độ ăn uống, tập luyện và sinh hoạt hợp lý.
Phẫu thuật nếu tình trạng nặng
Nếu bạn đã tiến triển đến mức độ nghiêm trọng, các dây thần kinh bị chèn ép làm ảnh hưởng đến sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày, lúc này người bệnh cần tìm đến bác sĩ. Phẫu thuật là một trong những phương pháp đem đến hiệu quả cao nhất giúp khắc phục chức năng của xương sống. Hãy kiên nhẫn thực hiện các biện pháp chữa bệnh, làm theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo đem lại hiệu quả tốt nhất.
Trên đây là một số thông tin quan trọng cũng như giải pháp tốt nhất cho những người bị trượt đĩa đệm. Căn bệnh này không quá nguy hiểm nhưng có thể gây ra các biến chứng nếu không kịp thời có các biện pháp khắc phục. Mỗi người hoàn toàn có thể tự cải thiện tình trạng xương khớp bằng điều gợi ý trên.

Bác sỹ Phạm Thị Hậu với chuyên môn khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền, là một trong những chuyên gia cố vấn thông tin y khoa của Việt Nam Forestry – Cổng thông tin sức khỏe 24h.
Bài viết liên quan

Thuốc chữa thoát vị đĩa đệm tốt nhất hiện nay, muốn đặc trị bệnh uống thuốc gì?
28 Tháng Mười Hai, 2020

Bài tập giảm cân cho người thoát vị đĩa đệm hiệu quả sau 1 tuần
5 Tháng Mười Một, 2020

Ghế cho người thoát vị đĩa đệm cách sử dụng đúng, hiệu quả
10 Tháng Bảy, 2020

Thoát vị đĩa đệm c3 c4 là gì và cách khắc phục hiệu quả
10 Tháng Bảy, 2020

Thoát vị đĩa đệm khớp háng có nghiêm trọng không và cách khắc phục
26 Tháng Sáu, 2020

Thoát vị đĩa đệm ra trước và ra sau là gì? Cách chẩn đoán, điều trị hiệu quả
25 Tháng Sáu, 2020