Viêm cột sống dính khớp sống được bao lâu? Có ảnh hưởng đến sinh sản không?
Viêm cột sống dính khớp tên tiếng anh là Ankylosing spondylitis (AS). Đây là bệnh ảnh hưởng nhiều đến cột sống. Bệnh gây đau nhức và cứng từ cổ xuống lưng gây phiền toái cho người bệnh. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh như thế nào?
Nội dung chính:
- 1 Viêm cột sống dính khớp sống được bao lâu?
- 2 Viêm cột sống dính khớp có nguy hiểm không?
- 3 Đối tượng dễ bị viêm cột sống dính khớp
- 4 Triệu chứng viêm cột sống dính khớp
- 5 Nguyên nhân viêm khớp cột sống dính khớp
- 6 Điều trị viêm cột sống dính khớp
Viêm cột sống dính khớp sống được bao lâu?
Viêm cột sống dính khớp là một loại viêm khớp ảnh hưởng đến cột sống. Các đốt sống dính nối lại với nhau khiến cột sống bị cứng. Bệnh gây đau nhức và cứng từ cổ xuống lưng dưới khiến người bệnh khó khăn trong vận động.
Việc chẩn đoán, điều trị sớm giúp kiểm soát những cơn đau, cứng khớp và có thể làm giảm hoặc ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra.
Theo thống kê, có khoảng 0,1% đến 0,5% dân số trưởng thành bị viêm cột sống dính khớp.
Mặc dù, bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng bệnh thường xảy ra ở nam giới. Đặc biệt ở độ tuổi thiếu niên và tuổi 20.
Bệnh ít gặp ở phụ nữ và nếu xảy ra thì thường nhẹ hơn so với nam giới.
Viêm cột sống dính khớp có nguy hiểm không?
Là bệnh lý nguy hiểm hiện chưa có biện pháp điều trị bệnh mà chỉ điều trị triệu chứng và cải thiện chức năng cơ, khớp. Nếu không được phát hiện sớm và có biện pháp điều trị phù hợp bệnh có thể tiến triển gây dính khớp, dính khớp cột sống gây dị tật như gù, còng lưng quá mức… Nguy hại hơn là có thể gây viêm dính khớp háng, loãng xương, thậm chí là gãy xương.
Bên cạnh đó, bệnh còn có thể gây suy giảm thị lực, rối loạn chức năng bàng quang, rối loạn chức năng đường ruột, sinh sản, phù động mạch chủ, bong tróc da…
Đối tượng dễ bị viêm cột sống dính khớp
Triệu chứng viêm cột sống dính khớp
Các triệu chứng ban đầu điển hình nhất của bệnh bao gồm:
- Đau và cứng khớp
- Xương hợp nhất
- Đau dây chằng và gân
Đau và cứng khớp
Đau liên tục và cứng ở lưng, mông, hông. Triệu chứng này thường kéo dài hơn ba tháng. Đau nhiều vào buổi sáng và sau một thời gian ít vận động. Viêm cột sống dính khớp thường bắt đầu xung quanh khớp sacroiliac, và đốt xương cùng (sacrum) nối với xương cánh chậu ở vùng lưng dưới.
Hợp nhất xương bất thường
Viêm cột sống dính khớp có thể gây ra sự phát triển quá mức của xương, dẫn đến sự nối xương bất thường. Sự kết hợp ảnh hưởng đến xương cổ, lưng hoặc hông, làm giảm khả năng thực hiện các hoạt động của người bệnh. Sự kết hợp của xương sườn với cột sống hoặc xương ức có thể hạn chế khả năng mở rộng ngực khi hít thở sâu, có thể gây khó thở.
Xem NGAY: Thoái hóa đốt sống cổ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Đau dây chằng và gân
Viêm cột sống dính khớp cũng có thể ảnh hưởng đến một số dây chằng và gân bám vào xương. Viêm gân có thể gây đau và cứng ở khu vực phía sau hoặc bên dưới gót chân, chẳng hạn như gân Achilles ở phía sau mắt cá chân.
Viêm cột sống dính khớp là bệnh toàn thân nên triệu chứng không giới hạn ở khớp. Ngoài ba triệu chứng điển hình trên, người bệnh có thể có một số biểu hiện khác như:
- Sốt, mệt mỏi và chán ăn.
- Có thể bị viêm mắt (đỏ và đau).
- Trong một số ít trường hợp, các vấn đề về phổi và tim cũng có thể phát triển.
Nguyên nhân viêm khớp cột sống dính khớp
Hiện nay, vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây viêm cột sống dính khớp. Tuy nhiên, trong gia đình nếu có người thân bị bệnh thì các thành viên cũng có nguy cơ bị viêm cột sống dính khớp cao hơn.
Theo wikipedia, có hai đặc điểm chính là hiện tượng viêm và xơ hóa, calci hóa các dây chằng, bao khớp (đặc biệt tại vị trí cột sống), các điểm bám gân:
Kháng nguyên hoà hợp mô HLA-B27
Hầu hết, không phải tất cả, người mắc bệnh đều có mang một gen là HLA-B27. Những người mang gen này thường có khả năng bị viêm cột sống dính khớp. Nhưng theo thống kê, gen này được tìm thấy ở 10% người không có dấu hiệu triệu chứng của bệnh.
Phản ứng miễn dịch
Kết hợp giữa yếu tố gen, tác nhân nhiễm khuẩn ban đầu có thể gây phản ứng miễn dịch kéo dài, có sự tham gia của yếu tố hoại tử u (TNFα).
Phản ứng viêm
Phản ứng miễn dịch có thể gây ra một chuỗi phản ứng viêm, có vai trò xúc tác của các enzym như cyclo-oxygenase (COX).
Tổn thương khớp
hiện tượng các mô sụn hoặc mô xương bị xơ gây vận động bị hạn chế, có kèm sự phá hủy khớp.
Bệnh lý liên quan: Thoái hóa cột sống
- Triệu chứng
- Kết quả khám sức khỏe
- Chụp X – quang lưng và xương chậu
- Số đo của ngực khi thở
- Kết quả xét nghiệm
Điều trị viêm cột sống dính khớp
Hiện nay, không có cách trị viêm cột sống dính khớp mà chỉ có những biện pháp điều trị giảm triệu chứng, cải thiện chức năng. Việc điều trị chỉ làm giảm đau, cứng khớp, duy trì tư thế thốt, ngăn ngừa dị tật và bảo tồn khả năng thực hiện được các hoạt động bình thường.
Một số biện pháp thường được áp dụng để điều trị triệu chứng và cải thiện chức năng gồm:
Vật lý trị liệu
Can thiệp sớm bằng vật lý trị liệu là rất quan trọng để duy trì chức năng và giảm thiểu biến dạng.
Các bài tập thể dục
Tập thể dục hàng ngày giúp giảm cứng khớp, tăng cường cơ bắp quanh khớp và ngăn ngừa hoặc giảm thiểu nguy cơ khuyết tật.
- Các bài tập thở sâu có thể giúp giữ cho lồng ngực linh hoạt.
- Bơi lội là một hình thức tập thể dục tuyệt vời cho những người bị viêm khớp mắt cá chân.
Thuốc điều trị viêm cột sống dính khớp
Thuốc chống viêm không steroid
Đây là lựa chọn đầu tiên được bác sĩ chỉ định chongười bệnh có triệu chứng đau và cứng khớp. Nếu tình trạng viêm kéo dài thì có thể được dùng trong thời gian dài. Tuy nhiên, thuốc có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng không tốt đến tim mạch, thận và dạ dày.
Các loại thuốc chống viêm không steroid được sử dụng gồm:
- Celecoxib 200 – 400mg/ngày, uống duy trì liều 200 mg hàng ngày
- Meloxicam 7,5- 15 mg/ngày
- Diclofenac 75 mg/ngày
- Etoricoxib 60 -90 mg/ngày
Thuốc giảm đau
Kết hợp uống thuốc giảm đau như paracetamol hoặc các dạng kết hợp theo sơ đồ dùng thuốc giảm đau của WHO.
Thuốc giãn cơ
Loại thuốc thường được sử dụng gồm:
- Eperisone (50mg x 3 lần/ngày)
- Thiocolchicoside (4mg x 3 lần/ngày)
Glucocorticoids
Tiêm corticosteroids tại chỗ được bác sĩ chỉ định trong trường hợp người bệnh bị viêm cột sống dính khớp ở các khớp ngoại biên hoặc các điểm bám gân kéo dài.
Lưu ý:
- Nếu tại vị trí khớp háng thì cần tiêm dưới hướng dẫn của siêu âm.
- Không điều trị corticosteroid toàn thân.
Thuốc thấp khớp làm biến đổi bệnh – DMARD
Bao gồm các loại thuốc như:
Methotrexat, sulfasalazine không chỉ định cho người bệnh thể cột sống đơn thuần.
Sulfasalazine: chỉ định cho người bệnh có triệu chứng viêm khớp ngoại biên. Liều lượng 500 mg x 2 viên mỗi ngày. Sau tăng dần liều dựa vào đáp ứng lâm sàng của người bệnh. Thường duy trì 2.000 mg chia 2 lần, hàng ngày và uống sau khi ăn.
Thuốc sinh học: kháng TNFα
Theo khuyến cáo của ASAS (Hội đánh giá viêm cột sống dính khớp quốc tế), thuốc kháng TNF chỉ định dùng trong trường hợp bệnh kéo dài dai dẳng, mặc dù đã được điều trị.
Viêm cột sống dính khớp thể cột sống: Sử dụng thuốc kháng TNF, thuốc chống viêm không steroid. Tuyệt đối không kết hợp với nhóm thuốc DMARD kinh điển. Nếu người bệnh đáp ứng kém với kháng TNF ban đầu thì chuyển sang kháng TNF thứ hai.
- Tiêm Etanercept 50mg dưới da 1 lần/tuần hoặc tiêm dưới da 25mg x2 lần/tuần.
- Hoặc Infliximab 3-5mg/kg truyền tĩnh mạch/4-8 tuần. Adalimumab 40mg tiêm dưới da mỗi 2 tuần.
Phẫu thuật viêm cột sống dính khớp
Phẫu thuật thay thế khớp nhân tạo có thể là một lựa chọn điều trị trong trường hợp bị bệnh khớp tiến triển ảnh hưởng đến hông hoặc đầu gối.
Các biện pháp hỗ trợ điều trị khác
- Không hút thuốc lá vì hút thuốc làm tình trạng bệnh nặng hơn.
- Ngủ trên một tấm nệm chắc chắn với lưng thẳng.
- Không nên sử dụng gối cao, vì nó có thể thúc đẩy phản ứng tổng hợp cổ ở vị trí uốn cong.
- Không nên gác chân lên gối vì nó có thể dẫn đến phản ứng tổng hợp hông hoặc đầu gối ở vị trí uốn cong.
- Chọn ghế, bàn và các bề mặt làm việc giúp tránh bị trượt hoặc cúi xuống
- Tránh tác động đột ngột, chẳng hạn như nhảy hoặc ngã.
Có thể bạn quan tâm: Đau xương cụt: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Điều trị viêm cột sống dính khớp bằng đông y
Bài thuốc dứt điểm viêm cột sống dính khớp an toàn, hiệu quảTrải qua nhiều năm nghiên cứu và điều trị cho hàng ngàn bệnh nhân xương khớp, phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường và An Dược đã bào chế thành công An Cốt Nam. Bài thuốc khắc phục được nhược điểm của các phương pháp sẵn có bằng một lộ trình chữa viêm cột sống dính khớp toàn diện và cải thiện triệu chứng của bệnh chỉ sau 10-20 ngày.
AN CỐT NAM được công nhận là bài thuốc Nam TIÊN PHONG trong điều trị chứng viêm cột sống dính khớp bởi bác sĩ chuyên khoa cột sống Hoàng Khánh Toàn – Trưởng khoa Đông Y, Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108 trong chương trình Sống khỏe mỗi ngày – VTV2.
Ông khẳng định bài thuốc đã kết hợp thành công y học cổ truyền (2 bài thuốc cổ Độc Hoạt Tang Ký Sinh” – “Quyên Tý Thang”) và y học hiện đại (kỹ thuật đốt thuốc Nhật Bản) để tạo thành phương pháp điều trị viêm cột sống dính khớp và các bệnh xương khớp mới theo hướng bảo tồn mà hiếm có bài thuốc nào làm được.
Được biết, An Cốt Nam là một trong những bài thuốc Đông y hiếm có khi bào chế dưới dạng thuốc sắc truyền thống, nhằm giữ nguyên lượng tinh chất quý báu của thảo dược. Hiệu quả điều trị viêm cột sống dính khớp đạt mức tối đa nhờ quy trình bào chế hiện đại trong 24h ở nhiệt độ 100 độ, thành phẩm thu được không lẫn tạp chất và không chứa corticoid (một loại hợp chất hóa học gây nghẽn mạch máu, nhiễm trùng, teo tuyến thượng thận…).
Với mỗi một liệu trình sử dụng bài thuốc trị viêm cột sống dính khớp An Cốt Nam, bệnh nhân đều được tặng 3 buổi vật lý trị liệu hoàn toàn MIỄN PHÍ gồm 5 bước: xoa bóp bấm huyệt, lồng xông ngải, giác hơi, hộp điếu ngải và châm cứu.
Nhờ hiệu quả điều trị viêm cột sống dính khớp cho hơn 5000 bệnh nhân trong và ngoài nước mà nhà thuốc Tâm Minh Đường đã được nhận giải thưởng “Cúp vàng thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng” do người tiêu dùng bình chọn trong năm 2018.
Đáp ứng yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ nhà thuốc:

Những thông tin về viêm cột sống dính khớp trên đây, hi vọng giúp ích cho bạn. Bạn có thể tham khảo từ đó các cách điều trị và phòng ngừa phù hợp, bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình tốt hơn.

Bác sỹ Phạm Thị Hậu với chuyên môn khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền, là một trong những chuyên gia cố vấn thông tin y khoa của Việt Nam Forestry – Cổng thông tin sức khỏe 24h.
Bài viết liên quan

Vôi hóa cột sống là gì? Có chữa khỏi được không?
25 Tháng Mười, 2021

Bệnh gai cột sống thắt lưng: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị
28 Tháng Mười Hai, 2020

Cong vẹo cột sống là gì? Các dạng, hậu quả và chi phí chữa trị?
21 Tháng Mười Một, 2020

Xương chậu nằm ở đâu? Giải phẫu xương chậu
18 Tháng Mười Một, 2020

Gãy xương đòn bao lâu lành, kiêng ăn gì?
16 Tháng Mười Một, 2020

Khám cột sống ở đâu tốt tại Hà Nội và TPHCM?
12 Tháng Mười Một, 2020