Viêm da cơ địa là gì? Hình ảnh chi tiết và cách trị tại nhà hiệu quả
Viêm da cơ địa là nỗi ám ảnh của rất nhiều người, đặc biệt khi thời tiết chuyển mùa từ nóng sang lạnh, hanh khô. Bệnh gây mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu… ảnh hưởng đến thẩm mỹ, giao tiếp, cuộc sống sinh hoạt. Vậy viêm da cơ địa là bệnh gì, nguyên nhân do đâu, có triệu chứng nhận biết và cách trị viêm da cơ địa nào?
Nội dung chính:
- 1 Viêm da cơ địa là gì?
- 2 Hình ảnh viêm da cơ địa
- 3 Nguyên nhân viêm da cơ địa
- 4 Triệu chứng viêm da cơ địa
- 5 Viêm da cơ địa có nguy hiểm không?
- 6 Viêm da cơ địa có lây không?
- 7 Viêm da cơ địa có chữa được không?
- 8 Bị viêm da cơ địa phải làm sao?
- 9 Cách trị viêm da cơ địa tại nhà hiệu quả nhất
- 10 Biện pháp phòng ngừa viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là gì?
Viêm da cơ địa tiếng anh là Atopic dermatitis, còn được gọi là bệnh chàm thể tạng, bệnh liken đơn mạn tính, eczema hay bệnh sẩn ngứa besnier. Đây là bệnh viêm da mãn tính tiến triển thành từng đợt kèm theo đó là tình trạng mẩn ngứa đỏ, ngứa ngáy khó chịu.
Viêm da cơ địa xuất hiện từ nhỏ và tái phát lại nhiều lần đến lớn theo vòng xoắn: Ngứa ngáy – Gãi ngứa – Mẩn đỏ (xước da, lở loét nếu móng tay không được vệ sinh, chứa nhiều vi khuẩn). Bệnh không có khả năng lây nhiễm từ người sang người nhưng lại có tính chất di truyền và dễ gặp ở người bị hen, dị ứng thuốc và viêm mũi dị ứng.
Các loại viêm da cơ địa thường gặp là:
- Viêm da dị ứng
- Viêm da cơ địa đối xứng
- Viêm da cơ địa bội nhiễm
- Viêm da cơ địa nổi mụn nước
Ngoài ra, viêm da cơ địa còn được phân loại thành viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh, ở trẻ em và người lớn.
Thông thường, trẻ sẽ khỏi phát bệnh vào 2 tháng đầu. Theo số liệu thống kê, có đến 60% trẻ bị viêm da cơ địa phát bệnh trong năm đầu đời. Số liệu giảm dần là 30% trong 5 năm đầu và 10% từ 6 – 20 tuổi. Bệnh rất hiếm khi khởi phát ở độ tuổi trưởng thành.
Hình ảnh viêm da cơ địa
Vùng da dễ xuất hiện mẩn ngứa viêm da cơ địa gồm: Tay, ngón tay, chân, vùng kín, mông, mặt và quanh miệng. Dưới đây là hình ảnh chi tiết của bệnh ở từng vị trí trên cơ thể:
Hình ảnh viêm da cơ địa ở tay, ngón tay
Dễ xảy ra khi phải tiếp xúc với chất tẩy rửa, xà phòng, hóa chất độc hại liên tục trong thời gian dài, cũng có thể là do di truyền. Làn da bị nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, nổi mụn nước…
Hình ảnh viêm da cơ địa ở chân
Dấu hiệu: Mẩn đỏ, mụn nước trắng, ngứa ngáy ở bắp chân, bàn chân, ngón chân… Nguyên nhân chính do môi trường, chân phải tiếp xúc với nước thường xuyên, trong một thời gian dài.
Hình ảnh viêm da cơ địa ở vùng kín
Nguyên nhân cho thói quen sinh hoạt, nghỉ ngơi hoặc do chất liệu quần áo, hóa chất trong sữa tắm…. Viêm da cơ địa vùng kín gây mẩn ngứa, đau rát khi đi tiểu và khiến người bệnh tự ti, ảnh hưởng đến sinh hoạt, chất lượng cuộc sống.
Hình ảnh viêm da cơ địa ở mông
Biểu hiện: Ngứa ngáy, khó chịu, khó khăn trong sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày. Nguyên nhân là do vệ sinh không sạch sẽ, viêm nhiễm hoặc mặc đồ bó sát, quá chật.
Hình ảnh viêm da cơ địa ở mặt
Vùng da mặt bị tổn thương mẩn đỏ, sần sùi, gây mất thẩm mỹ khiến người bệnh tự ti.
Hình ảnh viêm da cơ địa vùng quanh miệng
Có các triệu chứng: Nổi mụn nhỏ li ti quanh miệng, mẩn ngứa. Nguyên nhân do da khô, nhiễm trùng, xà phòng, sữa rửa mặt, nguồn nước không sạch, dị ứng phấn hoa…
Nguyên nhân viêm da cơ địa
Hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân viêm da cơ địa là gì. Tuy nhiên, các nghiên cứu chuyên khoa đã xác định được viêm da cơ địa là bệnh dị ứng, có tính tính chất di truyền và liên quan đến hệ miễn dịch.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm da cơ địa:
- Di truyền: Cha mẹ bị viêm da cơ địa hoặc bệnh tự miễn thì 79% con sinh ra sẽ bị bệnh giống như cha mẹ. Nếu cha hoặc mẹ mắc bệnh thì 60% con sinh ra mắc bệnh.
- Môi trường sống bị ô nhiễm chứa nhiều tác nhân kích thích gây bệnh như bụi bẩn, khói độc hại, lông vật nuôi, bọ, nấm mốc, len, dạ…
- Thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh, thời tiết hanh khô.
- Dị ứng một số loại thực phẩm như hải sản, tôm cua, trứng, sữa, lạc…
- Tiếp xúc với xà phòng, chất tẩy rửa, hóa chất độc hại
- Bị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng, nhiễm virus, bị một số bệnh nhiễm khuẩn…
- Nồng độ lipid ở da bị suy giảm khiến da bị mất sức đề kháng, bị mất nước, khô hoặc tế bào da biến dạng. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus và những dị nguyên kích thích dễ dàng xâm nhập và gây bệnh.
- Rối loạn hệ miễn dịch, trung gian miễn dịch IgE mẫn cảm quá mức.
Triệu chứng viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa có nhiều triệu chứng dấu hiệu khác nhau. Những triệu chứng viêm da cơ địa dễ dàng nhận biết gồm:
Ngứa ngáy và da nổi mẩn đỏ
Vùng da bị bệnh xuất hiện những nốt mẩn đỏ hình tròn, kèm theo đó là tình trạng ngứa ngáy khó chịu. Khi chạm tay vào vùng da này sẽ thấy thô ráp, sần sùi hoặc có mụn nước trắng nhỏ li ti.
Da bị phù nề
Ở vùng da bị viêm, người bệnh sẽ thấy da dày hơn, cộm hơn và có cảm giác nóng rát, ngứa ngáy. Cảm giác này trở nên trầm trọng hơn khi trời nóng bức, da tiết nhiều mồ hôi.
Đóng vảy và chàm
Những mụn nước trắng nhỏ li ti khi vỡ ra sẽ chảy dịch, dần khô lại và đóng thành vảy. Khi đó có thể tạo thành vết nứt nẻ, bong tróc vảy phấn, gây mất thẩm mỹ khiến người bệnh tự ti.
Triệu chứng khác
Viêm da cơ địa nặng có thể kèm theo các triệu chứng khác như chán ăn, mất ngủ, người mệt mỏi, viêm nhiễm lan rộng, lở loét, bội nhiễm vi khuẩn, thậm chí hoại tử.
Viêm da cơ địa có nguy hiểm không?
Viêm da cơ địa ở thể nhẹ hầu như không ra biến chứng nguy hiểm, bệnh tái phát thành từng đợt rồi tự thuyên giảm. Tuy nhiên, viêm da cơ địa gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh. Các bác sĩ da liễu cho biết, viêm da cơ địa không nguy hiểm nhưng cần chữa trị triệt để nếu không có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề. Bao gồm:
- Nhiễm trùng da, bội nhiễm vi khuẩn: Viêm da cơ địa gây ngứa ngáy, người bệnh gãi nhiều, móng dài, nhọn làm tổn thương da, nếu kém vệ sinh dễ gây nhiễm trùng da. Vùng da bị tổn thương là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn thường trú trên da, vi khuẩn ngoại lai xâm nhập, gây lở loét, nhiễm trùng, thậm chí hoại tử.
- Hội chứng aposi-juliusberg (eczema herpeticum): Nếu bị bội nhiễm virus. Biểu hiện sốt, người mệt mỏi, da nổi mụn nước, nội tạng bị tổn thương. Không được chữa trị có thể gây tử vong, tỉ lệ 1 – 9%.
- Lạm dụng thuốc chứa Corticoid có thể dẫn đến tình trạng mẩn đỏ toàn thân, kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy, rét run và sốt.
- Gây biến chứng về mắt: Viêm da cơ địa ở vùng da quanh mắt có thể gây viêm kết mạc, viêm mí mắt, chảy nước mắt thường xuyên.
- Sẹo gây mất thẩm mỹ: Vùng da bị tổn thương có thể để lại sẹo gây mất thẩm mỹ, người bệnh tự ti trong giao tiếp.
- Dị ứng phấn hoa và hen suyễn cũng có thể xảy ra ở người bị viêm da cơ địa.
Bên cạnh đó, viêm da cơ địa còn có tính chất tái phát lại nhiều lần nên có thể lan rộng nhiều vùng da khác trên cơ thể, điều này khiến cho việc điều trị tốn thời gian và khá tốn kém.
Viêm da cơ địa có lây không?
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh viêm da cơ địa không lây nhiễm từ người sang người. Bởi các nguyên nhân khởi phát bệnh thường do di truyền và môi trường sống. Do vậy, dù tiếp xúc trực tiếp với người bệnh thì cũng không phải lo lắng sẽ bị lây nhiễm bệnh.
Viêm da cơ địa có chữa được không?
Hiện nay chưa có biện pháp nào điều trị viêm da cơ địa khỏi triệt để tận gốc. Những cách trị viêm da cơ địa chỉ chữa triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng xảy ra và phòng tránh bệnh tái phát.
Bị viêm da cơ địa phải làm sao?
Khi có bất cứ triệu chứng dấu hiệu nào của viêm da cơ địa thì cần đến bệnh viện da liễu thăm khám để xác định được chính xác bệnh và cách điều trị phù hợp. Khi đi khám cần chia sẻ các biểu hiện bệnh, những yếu tố khiến bệnh khởi phát hoặc loại thức ăn dị ứng, tiền sử gia đình có người mắc bệnh không….
Cách trị viêm da cơ địa tại nhà hiệu quả nhất
Quá trình chữa trị viêm da cơ địa chỉ có tác dụng giảm ngứa ngáy, viêm nhiễm và phòng ngừa bệnh tái phát gây biến chứng. Các cách chữa viêm da cơ địa phổ biến nhất hiện nay gồm:
Sử dụng thuốc tân dược
Những loại thuốc chữa viêm da cơ địa được các bác sĩ da liễu thường dùng gồm có:
Thuốc chống ngứa
Đây là loại thuốc dạng kem, dùng bôi trực tiếp vào vùng da bị nổi mẩn ngứa. Trường hợp bệnh nặng có thể phải dùng thuốc kháng histamin đường uống. Những loại thuốc dị ứng có tác dụng phụ gây buồn ngủ sẽ được kê uống vào buổi tối.
Thuốc kháng viêm
Tác dụng giảm triệu chứng ngứa ngáy, sưng, mẩn đỏ. Khi đã bớt ngứa thì cần giảm sử dụng kem kháng viêm. Nếu lạm dụng có thể gây ra các tác dụng phụ như mỏng da, da bị đổi màu, mọc lông và rất dễ bị nhiễm trùng. Loại kem kháng viêm chứa corticoid chỉ dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ da liễu. Tuyệt đối không tự ý mua về sử dụng.
Kem dưỡng ẩm
Kem dưỡng ẩm thường được bác sĩ kê đơn cùng với thuốc bôi chống ngứa nhằm giảm triệu chứng bệnh và dưỡng ẩm, làm mềm da.
Thuốc kháng sinh
Nếu người bệnh bị nhiễm trùng da thì cần dùng thêm thuốc kháng sinh. Chỉ sử dụng kháng sinh trị viêm da cơ địa trong thời gian ngắn.
Bên cạnh đó, vùng da bị tổn thương bị chảy dịch, viêm loét thì cần phải đắp gạc. Hàng ngày cần vệ sinh và thay băng gạc tránh bị bội nhiễm.
Cần chú ý: Tuyệt đối không tự ý mua bất cứ loại thuốc trị viêm da cơ địa nào về sử dụng mà cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ da liễu. Đồng thời tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ về loại thuốc, liều lượng và thời gian sử dụng, tránh nhờn thuốc và xảy ra tác dụng phụ.
Các bài thuốc dân gian
Bên cạnh các loại thuốc tân dược, người bệnh có thể áp dụng một số cách trị viêm da cơ địa tại nhà bằng các thảo dược tự nhiên, dễ tìm sau:
Cây vòi voi
Dùng để đắp trực tiếp lên da hoặc có thể đun nước uống hàng ngày.
Đắp trực tiếp: Rửa sạch 60g lá vòi voi, để ráo nước sau đó giã nhuyễn rồi đắp vào vùng da bị tổn thương. Mỗi ngày đắp 1 – 2 lần, trước khi đắp cây vòi voi cần phải vệ sinh sạch sẽ vùng da bị bệnh.
Uống nước vòi voi: Cách này cần hết sức thận trọng bởi có thể gây ngộ độc, đặc biệt người cao tuổi và phụ nữ đang mang thai không sử dụng.
Lá lốt
Chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt có thể đắp trực tiếp lên vùng da bị bệnh hoặc uống nước lá lốt.
Chuẩn bị: 40g lá lốt tươi.
Cách thực hiện: Lá lốt rửa sạch, để ráo nước sau đó giã nhuyễn, thêm một chút nước ấm vào, khuấy đều, chắt lấy nước và uống. Hoặc lá lốt sau khi rửa sạch, để ráo nước thì cho thêm một ít muối hạt vào giã nhỏ rồi đắp lên vùng da bị bệnh. Sau 1 giờ thì rửa sạch lại với nước ấm.
Lá trầu không
Lá trầu không đem rửa sạch, để ráo nước rồi vò nát, đắp trực tiếp lên vùng da bị viêm da cơ địa. Kết hợp đun nước lá trầu không để tắm hàng ngày. Cách trị viêm da cơ địa này giúp giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy khó chịu, ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả.
Lá khế
Cách chữa viêm da cơ địa bằng lá khế được thực hiện như sau:
Rửa sạch lá khế, cho vào nồi, thêm nước ngập lá rồi đun sôi trong 20 phút, tắt bếp. Để nước nguội bớt rồi ngâm, rửa tay chân hoặc pha thêm nước để tắm.
Cây sài đất
Rửa sạch 100g sài đất rồi ngâm trong nước muối loãng khoảng 10 – 15 phút. Vớt ra để ráo nước, giã nhuyễn cùng với một ít muối hạt. Thêm nước ấm vào, khuấy đều rồi chắt lấy nước hỗn hợp và uống. Phần bã dùng để đắp trực tiếp lên vùng da bị viêm da cơ địa.
Lá đu đủ
Cách chữa viêm da cơ địa bằng lá đu đủ khá đơn giản, được thực hiện như sau:
Rửa sạch lá đu đủ rồi ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút. Vớt ra, để ráo nước, giã nhuyễn rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị bệnh. Mỗi ngày đắp 2 lần. Để tăng hiệu quả trị bệnh và tái tạo làn da bị tổn thương có thể kết hợp lá đu đủ cùng với khoai tây và lá đinh lăng.
Biện pháp phòng ngừa viêm da cơ địa
Để phòng ngừa viêm da cơ địa tái phát cần áp dụng những biện pháp sau:
- Giáo dục kiến thức về bệnh, những nguy cơ dễ gây ra bệnh và cách chữa trị cho người dân
- Giữ vệ sinh môi trường sống, làm việc sạch sẽ, thoáng mát, không bụi bẩn, nấm mốc
- Giảm stress, căng thẳng
- Tắm bằng nước ấm, dùng xà bông, sữa tắm ít hương liệu, ít kích ứng, sau đó bôi dưỡng ẩm cho da
- Nên mặc đồ bằng vải cotton, hạn chế đồ dạ, đồ lên, mặc quần áo quá chật, bó sát
- Trẻ nhỏ thì cha mẹ cần tắm rửa sạch sẽ và luôn giữ vùng tã lót được khô thoáng
- Khi thời tiết hanh khô cần cân bằng độ ẩm không khí trong phòng, bôi kem dưỡng ẩm, dưỡng da và mùa đông
- Loại bỏ thực phẩm gây dị ứng ra khỏi thực đơn ăn uống
Những thông tin về viêm da cơ địa trên đây mong rằng giúp bạn đọc hiểu hơn về căn bệnh này. Chẳng hạn như nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa và cách trị viêm da cơ địa. Từ đó chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình tốt hơn.

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh là tác giả một số sách y học viết bằng tiếng Pháp như: La chèque de bétel en Indochine, Notes sur la Vaccination antivariolique destinées au “bà mụ”.
Bài viết liên quan

Thuốc bảy màu trị chàm và trị bệnh gì nữa? Có trị mụn được không?
5 Tháng Năm, 2020

Chàm khô đầu ngón tay là gì? Bệnh có lây không? Cách chữa dân gian
5 Tháng Năm, 2020

Thuốc acyclovir trị giời leo bôi ngoài da giá bao nhiêu?
5 Tháng Năm, 2020

Bị giời leo kiêng ăn gì? Có ăn được hải sản không?
5 Tháng Năm, 2020

Bị giời leo bôi thuốc gì hiệu quả nhất?
5 Tháng Năm, 2020