Bệnh viêm đa khớp là gì? Triệu chứng và cách chữa

5/5 - (20 bình chọn)

Viêm đa khớp là một trong những bệnh lý xương khớp phổ biến, xảy ra trên nhiều khớp. Nếu không kịp thời điều trị, bệnh sẽ gây ra những biến chứng không thể lường trước, trong đó có bại liệt suốt đời. Việc tìm hiểu chính xác thông tin về bệnh sẽ hỗ trợ quá trình phát hiện và chữa dứt điểm, ngăn chặn rủi ro có thể xảy ra.

Viêm đa khớp là gì?

Viêm đa khớp là tình trạng bệnh tổng quát liên quan trực tiếp đến khớp xương trên cơ thể. Khi mắc bệnh, khớp xương sẽ gặp phải tổn thương và rối loạn vận động đặc thù, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh có thể xảy ra với bất kì ai, thuộc bất cứ giới tính và độ tuổi nào. Tuy nhiên, đối tượng thường gặp nhất là người cao tuổi, phụ nữ, người lao động nặng….

Vị trí thường xảy ra viêm đa khớp nhất đó là khớp cổ tay, bàn tay, ngón tay, khuỷu, đầu gối… Khi gặp tổn thương tại những vị trí này, các yếu tố gây hại sẽ tác động vào đầu xương dưới sụn, sụn khớp và màng hoạt dịch gây ra triệu chứng nhức mỏi khó chịu.

viêm đa khớp

Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng người bệnh sẽ gặp phải bất tiện trong sinh hoạt, ảnh hưởng đến năng suất lao động và tinh thần. Theo các chuyên gia, viêm đa khớp là bệnh nguy hiểm thứ 2 trong nhóm bệnh tự miễn. Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan với những dấu hiệu của bệnh và cần đi khám sớm để kịp thời điều trị dứt điểm, nhanh chóng.

Nguyên nhân viêm đa khớp

Theo thống kê của các chuyên gia xương khớp, có nhiều yếu tố gây ra tình trạng viêm đa khớp mà người bệnh cần đề phòng. Việc xác định đúng nguyên nhân viêm đa khớp cũng hỗ trợ điều trị nhanh chóng, chính xác và hiệu quả tối ưu đồng thời ngăn chặn bệnh quay trở lại.

Để chẩn đoán tình trạng viêm đa khớp, các bác sĩ cần tiến hành một số xét nghiệm đặc trưng và hỏi một số câu liên quan đến thói quen sinh hoạt, ăn uống của người bệnh. Nhìn chung, những yếu tố sau sẽ góp phần hình thành nên viêm đa khớp:

  • Quá trình lão hóa tự nhiên: Tuổi tác là yếu tố hàng đầu gây ra các bệnh xương khớp. Khi con người có tuổi, xương khớp bắt đầu lão hóa và xảy ra viêm, đau nhức. Theo đó, viêm đa khớp cũng là hậu quả của quá trình thoái hóa tự nhiên của con người.
  • Chấn thương: Những tai nạn, chấn thương trong quá trình vận động, sinh hoạt không được chữa dứt điểm sẽ hình thành nên tổn thương xương khớp. Khi đó, tình trạng viêm nhiễm kéo dài dẫn đến nhiễm trùng tại nhiều vị trí khớp xương.
  • Tính chất công việc: Với những người thường xuyên phải bưng bê, vác nặng trong thời gian dài sẽ làm xương khớp trở nên yếu đi và dễ gặp tổn thương. Đặc biệt, khi con người mang vác đồ không đúng tư thế sẽ dẫn đến tổn thương tại mô và sụn khớp, làm tăng nguy cơ mắc viêm đa khớp.
  • Bệnh lý tự phát: Một số người bệnh viêm khớp dạng thấp kinh niên, viêm khớp Juvenile, phản ứng thuốc hay bệnh Lupus…. bẩm sinh cũng là đối tượng dễ mắc viêm đa khớp cần phòng ngừa.
  • Bệnh chuyển hóa: Đối với những người bệnh gout, suy gan, suy thận… cơ thể sẽ mất khả năng chuyển hóa chất và dễ gây ra bệnh lý viêm đa khớp không đối xứng.
  • Nhiễm trùng virus: Parvovirus, virus viêm gan, quai bị, virus Ross River, sởi và HIV là những loại virus gây ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh viêm đa khớp. Khi đó, các khớp xương sẽ bị nhiễm trùng do virus gây ra.
  • Thừa cân: Những người thừa cân béo phì hoặc tăng cân đột ngột cũng là đối tượng cần đề phòng chứng viêm đa khớp. Nguyên nhân là bởi xương khớp phải gánh chịu tải trọng lớn, tạo nên sự chèn ép sụn khớp gây ra viêm nhiễm.

Đau Xương Khớp An Cốt Nam

10 ngày “khai tử” chứng ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP bằng bài thuốc Đông Y khoa học


Triệu chứng viêm đa khớp

Triệu chứng viêm đa khớp có thể xảy ra tại bất kì vị trí nào trên cơ thể. Khi gặp phải những dấu hiệu dưới đây, người bệnh cần đi khám ngay để điều trị kịp thời, tránh gặp phải những rủi ro biến chứng:

viêm đa khớp là gì

  • Đau khớp: Là triệu chứng điển hình nhất của bệnh viêm đa khớp. Cơn đau thường kéo dài dai dẳng nhiều ngày, đau tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi. Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng, cơn đau có thể đột ngột khởi phát ngay cả khi không vận động.
  • Cứng khớp: Cảm giác cứng khớp thường kéo dài trên 1 tiếng, vào mỗi buổi sáng khi ngủ dậy, bắt đầu từ những khớp nhỏ ngoại biên như khớp ngón tay, bàn tay, cổ tay, khớp gối và xảy ra tại nhiều vị trí cùng lúc.
  • Sưng viêm khớp: Tại nhiều vị trí khớp trên cơ thể xuất hiện tình trạng sưng to, nóng và có thể lan ra xung quanh nếu bệnh tiến triển nặng.
  • Đỏ da: Đi kèm với triệu chứng sưng là biểu hiện đỏ da quanh khớp bị viêm. Nguyên nhân của hiện tượng này là do viêm đa khớp kích ứng từ bên trong sụn khớp ra phía ngoài lớp biểu bì da gây đỏ.
  • Triệu chứng khác: Có tiếng kêu lạo xạo ở khớp khi di chuyển, sốt, sụt cân, yếu cơ, hạn chế vận động, ớn lạnh, biến dạng khớp… là những triệu chứng mà người bệnh viêm đa khớp có thể gặp phải.

Bệnh viêm đa khớp có nguy hiểm không?

Viêm đa khớp có nguy hiểm không là vấn đề được nhiều bạn đọc quan tâm và tìm hiểu. Như đã nói ở trên, viêm đa khớp không phải là bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng những biến chứng do nó gây ra có thể gây ra hậu quả nặng nề với sức khỏe con người. Cụ thể:

  • Tàn phế: Theo nhiều số liệu thống kê, viêm đa khớp là nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng tàn phế, mất khả năng vận động ở người bệnh xương khớp. Tỷ lệ người bệnh hạn chế vận động, cần có sự hỗ trợ của người thân lên đến 80% số người mắc bệnh. 25% là con số bệnh nhân bị tàn phế vĩnh viễn bởi viêm đa khớp.
  • Rối loạn giấc ngủ: Những cơn đau cấp tính kéo dài cả ngày lẫn đêm khiến người bệnh không thể ngủ ngon giấc. Bên cạnh đó, triệu chứng cứng khớp, sưng nóng khớp khó chịu cũng khiến bệnh nhân không thể nghỉ ngơi một cách trọn vẹn.
  • Trầm cảm: Theo nhiều nghiên cứu, những cơn đau khớp có tác động tiêu cực đến tinh thần người bệnh và sức khỏe tâm thần. Mặt khác, việc nghỉ ngơi không đủ trong thời gian dài cũng  làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.
  • Ảnh hưởng đến dạ dày: Với những người bệnh phải điều trị trong thời gian dài bằng thuốc tây sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến hệ tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày. Rất nhiều bệnh nhân viêm đa khớp bị viêm loét dạ dày, chảy máu dạ dày, thủng dạ dày trong quá trình điều trị bệnh.
  • Ảnh hưởng đến tim mạch: Những người mắc bệnh viêm đa khớp thường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch gấp 4 lần so với người khỏe mạnh. Đây là biến chứng đặc biệt nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được điều trị dứt điểm.
  • Mất khả năng sinh sản: Có đến 25% bệnh nhân gặp khó khăn trong việc có con khi mắc viêm đa khớp.

Để tránh gặp phải những biến chứng trên, người bệnh cần phát hiện triệu chứng sớm, tránh để lâu làm bệnh tiến triển, rất khó để điều trị dứt điểm. Bên cạnh đó, người bệnh cần tự bảo vệ sức khỏe và đi khám bệnh định kỳ 6 tháng/lần.

Phương pháp điều trị viêm đa khớp

điều trị viêm đa khớp

Viêm đa khớp uống thuốc gì?

Sử dụng thuốc tây thường là một trong những phương pháp hàng đầu được người bệnh nghĩ đến khi mắc viêm đa khớp. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên tự mua thuốc điều trị tại nhà mà cần có chỉ định từ bác sĩ. Thông thường, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc sau để điều trị viêm đa khớp:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Ibuprofen, ketoprofen, naproxen sodium…. có tác dụng giảm đau nhanh chóng và kháng viêm, tiêu sưng. Tuy nhiên, người có tiền sử bệnh dạ dày cần cẩn trọng khi sử dụng loại thuốc này.
  • Nhóm thuốc Dmard: Sulfasalazine, hydroxychloroquine, methotrexate, leflunomide, cyclophosphamide…. được sử dụng với mục đích hỗ trợ giảm đau, giảm tần suất xuất hiện cơn đau và phòng tránh viêm nhiễm lây lan.
  • Thuốc Corticosteroid: Prednisone, prednisolone và methylprednisolone đóng vai trò chống viêm, giãn cơ và ngăn ngừa một số biến chứng của viêm đa khớp. Loại thuốc này thường chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn bởi có nhiều tác dụng phụ.
  • Thuốc điều trị viêm đa khớp dạng sinh học: Etanercept infliximab, adalimumab… được đánh giá là có tác dụng khá tốt, giúp ức chế quá trình sản sinh kháng thể tạo ổ viêm nhiễm và ít gây tác dụng phụ như một số loại thuốc khác.

Chữa viêm đa khớp bằng thuốc nam

Điều trị viêm đa khớp bằng các bài thuốc dân gian an toàn, lành tính là phương pháp mang lại hiệu quả khá tốt được người bệnh tin dùng. Bằng cách kết hợp một số loại thảo dược đặc trị, triệu chứng viêm đa khớp sẽ thuyên giảm đáng kể. Người bệnh có thể sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp các bài thuốc dưới đây:

  • Dây đau xương: Lấy phần thân cây rửa sạch, thái nhỏ rồi sao vàng. Sau đó, ngâm dây đau xương với rượu trong bình thủy tinh tối thiểu 2 tháng để dược chất được thôi hết ra ngoài. Khi sử dụng, người bệnh lấy 1 chén rượu xoa bóp lên vị trí viêm đa khớp sẽ thấy cơn đau thuyên giảm đáng kể.
  • Mật ong và bột quế: Người bệnh lấy 1 thìa mật ong cùng nửa thìa bột quế pha vào cốc nước nóng. Mỗi ngày, người bệnh uống 2 chén nước này sẽ hỗ trợ thuyên giảm triệu chứng viêm đa khớp.
  • Cỏ trinh nữ: Người bệnh chuẩn bị 20g lần lượt các nguyên liệu cỏ trinh nữ, rễ cây cúc tần và rễ bưởi bung. Sau đó, thái nhỏ, làm sạch tất cả các nguyên liệu rồi sắc lấy nước uống. Mỗi ngày, bạn chia làm 2 lần uống, sau 1 tháng sẽ thấy triệu chứng giảm hẳn.
  • Lá lốt: Người bệnh cần chuẩn bị 10g lá lốt đã phơi khô rồi sắc cùng 2 bát nước. Đun sôi đến khi cạn lại còn nửa bát thì tắt bếp và uống sau khi ăn tối. Người bệnh cần uống liên tục trong 10 ngày để cảm nhận rõ ràng hiệu quả.
  • Ngải cứu: Với bài thuốc này, bạn chuẩn bị 1 năm ngải cứu, 1 nhánh gừng và hành. Tiếp đó, bạn rửa sạch và giã nát tất cả nguyên liệu rồi đắp lên vị trí sưng đau. Áp dụng liên tục 1 tuần cho đến khi cơn đau thuyên giảm.

An Cốt Nam – Giải pháp điều trị dứt điểm viêm đa khớp

Đa phần các phương pháp điều trị viêm đa khớp hiện nay đều hướng tới mục tiêu giảm đau và cải thiện triệu chứng. Tuy nhiên, muốn điều trị dứt điểm chứng bệnh này thì cần một bài thuốc có thể giải quyết được tận gốc căn nguyên của bệnh, mang tới tác động từ trong ra ngoài.

Phác đồ toàn diện An Cốt Nam

Đây cũng là lý do vì sao An Cốt Nam của Tâm Minh Đường lại được Th.Bs Hoàng Khánh Toàn (Bệnh viện 108) đánh giá cao trong chương trình ” Sống khỏe mỗi ngày” – VTV2.

Với cơ chế tác động đa chiều, An Cốt Nam mang tới hiệu quả hoạt huyết, giảm đau, đồng thời tăng cường sự dẻo dai xương khớp, cải thiện lưu thông khí huyết, mạnh gân, cường cốt, từ đó dự phòng tái phát hiệu quả.

Ưu điểm của dạng thuốc sắc An Cốt Nam

Lộ trình điều trị viêm đa khớp của An Cốt Nam:

  • 3-5 ngày đầu: Cơn đau viêm đa khớp thuyên giảm 40%.
  • 7-15 ngày tiếp theo: Trừ thấp, khai thông kinh mạch, triệu chứng viêm đa khớp thuyên giảm 80%.
  • Từ 15-30 ngày: Dứt điểm hoàn toàn viêm đa khớp, bồi bổ dưỡng chất, mạnh gân, cường cốt, dự phòng tái phát.

Sau gần 10 năm ứng dụng, An Cốt Nam đã giúp cho hàng ngàn điều trị thành công các bệnh lý về xương khớp. Trong số đó có cả MC Quyền Linh và NS Mạc Can.

MC Quyền Linh và NS Mạc Can tin dùng An Cốt Nam

Bấm để được chuyên gia nhà thuốc tư vấn trực tiếp!

Như vậy, bài viết đã cung cấp những thông tin đầy đủ về nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa viêm đa khớp. Hy vọng với những kiến thức này sẽ giúp bạn đọc chủ động phòng ngừa, phát hiện cũng như điều trị bệnh tận gốc. Chúc bạn đọc nhiều sức khỏe!


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *