Bệnh viêm khớp dạng thấp có di truyền không?
Viêm khớp dạng thấp có di truyền không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Đây là căn bệnh mãn tính, gây ra cho người bệnh những cơn đau âm ỉ, khó chịu. Gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn vấn đề này.
Nội dung chính:
Viêm khớp dạng thấp có di truyền không?
Bệnh viêm khớp dạng thấp là căn bệnh phổ biến của người dân Việt Nam. Trong đó tỷ lệ người già mắc bệnh viêm khớp dạng thấp chiếm tỷ lệ lớn. Tuy nhiên bệnh cũng có thể mắc ở nhóm người trẻ tuổi. Đây là một trong những bệnh tự miễn dịch. Hay nói cách khác, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ sản sinh chất nhằm giúp bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân xâm hại từ bên ngoài.
Theo một số nghiên cứu đã được thực hiện và chỉ ra rằng bệnh viêm khớp không có tính di truyền, bệnh viêm khớp dạng thấp thì có một tỷ lệ di truyền nhất định. Bạn cần hiểu rõ và phân biệt giữa viêm khớp và viêm khớp dạng thấp.
- Bệnh viêm khớp không di truyền: Bệnh phát sinh thường do các thói quen như sinh hoạt, ăn uống, tập thể dục, môi trường sống,…
- Bệnh viêm khớp dạng thấp có di truyền: Hay nói cách khác, khi bố, mẹ hoặc ông bà bị bệnh viêm khớp dạng thấp thì có thể truyền gen mắc bệnh qua cho con bạn. Tỷ lệ những đứa trẻ này mắc bệnh thường cao hơn so với những đứa trẻ mà có cha mẹ không mắc bệnh.
Mức độ di truyền của viêm khớp dạng thấp
Theo một số nghiên cứu về yếu tố di truyền bệnh viêm khớp dạng thấp, chỉ ra rằng tỷ lệ di truyền chiếm ở mức 53% – 68%. Hay nói cách khác trong 100 người bệnh thì sẽ có khoảng từ 53 – 68 người bị viêm đa khớp dạng thấp mà tiểu sử gia đình có bố/mẹ/ông/bà cũng bị bệnh đó.
Dựa trên phân tích của các nghiên cứu thì có một số gen có thể kích hoạt và gây ra bệnh viêm khớp dạng thấp như:
- STAT4: Tác dụng điều hòa và hỗ trợ hệ thống miễn dịch
- C5 và TRA1: Gây ra những bệnh viêm nhiễm mãn tính
- HLA: Làm nhiệm vụ phân biệt các protein
- PTPN22: Người sở hữu gen này sẽ dễ nguy cơ mắc bệnh và khởi phát bệnh, vì gen này thúc đẩy tiến trình phát triển của bệnh viêm khớp gối dạng thấp.
Trên đây là một số gen có thể di truyền từ thế trước sang thế hệ sau. Nếu những người được di truyền những gen này sẽ có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 5 lần so với những người bình thường khác.
Nhưng các nhà khoa học cũng nêu rõ, những người có gen này, hay được di truyền những gen trên có nguy cơ cao bị bệnh viêm đa khớp dạng thấp, nhưng không đồng nghĩa, những người bị viêm đa khớp dạng thấp sẽ có những gen trên.
Hay nói cách khác: viêm đa khớp dạng thấp có thể là do sự kết hợp giữa gen di truyền hoặc là sự phơi nhiễm của các yếu tố bên ngoài môi trường tác động đến, dẫn đến người bệnh bị bệnh viêm đa khớp dạng thấp.
Như vậy có thể đưa ra kết luận, bệnh viêm đa khớp dạng thấp có yếu tố di truyền và yếu tố di truyền chính là tác nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên không có nghĩa bố mẹ mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp thì chắc chắn con cái sẽ mắc bệnh.
Biện pháp phòng ngừa viêm khớp dạng thấp di truyền
Như đã phân tích ở trên, một phần căn nguyên của bệnh viêm đa khớp dạng thấp là do yếu tố di truyền gây ra. Đây là một căn bệnh gây ra cho người bệnh nhiều đau đớn, khó chịu và có thể để lại hậu quả nghiêm trọng. Vậy có phương pháp nào phòng ngừa hay không?
Cho đến hiện nay, vẫn cho có thuốc đặc trị hay phương pháp điều trị nào có thể chữa dứt điểm bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Việc điều trị chỉ nhằm mục đích giúp người bệnh giảm đau, giảm tổn thương, ngăn ngừa bệnh tiếp tục tiến triển theo chiều hướng xấu và phòng ngừa nguy cơ bại liệt của người bệnh.
Trên thực tế hiện nay, cũng chưa có phương pháp can thiệp nào để đảm bảo không có sự di truyền bệnh viêm đa khớp dạng thấp từ bố mẹ sang con. Vậy nếu trong trường hợp bố mẹ bị viêm đa khớp dạng thấp thì cần làm gì?
Người mẹ trong quá trình mang thai cần thăm khám bác sĩ, thực hiện theo chỉ định và lời khuyên của các bác sĩ. Có chế độ ăn uống lành mạnh, tốt cho thai nhi. Thường xuyên tập thể dục để có một cơ thể khỏe mạnh và một thai kỳ tốt.
Đối với những người có cha mẹ bị viêm đa khớp dạng thấp cần thực hiện một số biện pháp sau nhằm phòng tránh bệnh tốt nhất:
- Có một chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo dưỡng chất như: các bữa ăn giàu canxi, vitamin A, vitamin C và các khoáng chất cần thiết khác.
- Thường xuyên luyện tập thể dục để nâng cao sức khỏe. Việc thường xuyên tập thể dục cũng giúp cơ thể dẻo dai, tốt cho hệ xương khớp, tăng khả năng đề kháng của cơ thể.
- Không nên sử dụng các chất kích thích: rượu bia, thuốc lá. Không nên ăn uống những đồ ăn không hợp vệ sinh, những thực phẩm đóng gói sẵn.
- Cần bổ sung đủ nước cho cơ thể (uống từ 2 – 2,5 lít/ ngày), điều này sẽ giúp các mô sụn khớp luôn được cung cấp đủ nước để vận hành.
- Cần tránh những công việc mang vác nặng, những công việc đòi hỏi phải đứng quá lâu, sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến hệ thống xương khớp.
Chính bằng những biện pháp phòng ngừa trên, sẽ tạo cho bạn một cơ thể khỏe mạnh, một hệ thống miễn dịch tốt. Nhờ đó, dù viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý có khả năng di truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau. Nhưng bằng những biện pháp phòng ngừa, bạn hoàn toàn có thể đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh dù trong tình huống nào (do di truyền hay do thứ phát).
Xem thêm: Cập nhật tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp mới và chính xác
Trên đây là một số thông tin hữu ích để bạn đọc tham khảo và tìm hiểu về bệnh viêm khớp dạng thấp. Bài viết cũng giải đáp được thắc mắc của các bạn: viêm khớp dạng thấp có di truyền không. Rất mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn phòng và tránh được bệnh viêm khớp dạng thấp.

Bác sỹ Phạm Thị Hậu với chuyên môn khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền, là một trong những chuyên gia cố vấn thông tin y khoa của Việt Nam Forestry – Cổng thông tin sức khỏe 24h.
Bài viết liên quan

Rách sụn chêm là gì? MRI chẩn đoán, chi phí mổ và sau bao lâu thì phục hồi?
28 Tháng Mười Một, 2020

Vôi hóa sụn khớp là gì? Triệu chứng, điều trị và phòng ngừa
28 Tháng Mười Một, 2020

Chấn thương dây chằng chéo sau có nguy hiểm không? Cách phục hồi hiệu quả
25 Tháng Mười Một, 2020

Chấn thương dây chằng chéo trước là gì? Hậu quả và cách điều trị
19 Tháng Mười Một, 2020

Xương bánh chè nằm ở đâu? Giải phẫu xương bánh chè
17 Tháng Mười Một, 2020

Sai chệch trật khớp cùng đòn là gì? Dấu hiệu và cách điều trị
13 Tháng Mười Một, 2020