Sưng đau quai hàm do viêm khớp thái dương hàm nổi hạch ở quai hàm phải, trái
Viêm khớp quai hàm (hay còn gọi là viêm khớp thái dương hàm) là tình trạng bệnh thường gặp gây khó khăn trong việc ăn uống, nói chuyện và ảnh hưởng nhiều tới đời sống sinh hoạt. Bệnh này nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các triệu chứng không mong muốn.
Nội dung chính:
Viêm khớp quai hàm là gì?
Viêm khớp quai hàm (viêm khớp thái dương hàm) là tình trạng đau ở khớp xương hàm và thái dương. Khớp thái dương, khớp hàm và các cơ mặt, dây chằng xung quanh giúp ta thực hiện được các hoạt động như ăn, nói, nhai, nuốt. Khi hai khớp này bị viêm sẽ xuất hiện các cơn đau có chu kỳ ở quanh khớp quai hàm cùng với co thắt cơ, mất cân bằng khớp nối, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt. Nếu có sự hoạt động sai lệch nào của đĩa đệm, dây chằng và cơ bắp sẽ dẫn tới rối loạn khớp quai hàm, gây viêm khớp.
Viêm khớp quai hàm tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu để lâu mà không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới đau khớp quai hàm, đi kèm với phì đại cơ nhai, sưng mặt. Qua đó, khuôn mặt sẽ mất cân đối khi bị sưng to một bên và đôi khi còn có thể xuất hiện tình trạng đau răng, đau đầu, đau tai, ù tai… Chính vì vậy khi có dấu hiệu đau, người bệnh cần phải đi khám để được điều trị sớm nhất.
Nguyên nhân gây viêm khớp quai hàm
Tình trạng viêm khớp quai hàm có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên điển hình là một số nguyên nhân dưới đây:
- Nghiến răng khi ngủ hoặc há miệng quá rộng, tạo áp lực lên khớp hàm.
- Bị mắc các bệnh xương khớp như: viêm khớp dạng thấp (chiếm 50%), nhiễm khuẩn khớp, thoái hóa khớp…
- Do tuổi tác, giới tính: Phụ nữ ở giai đoạn 30 – 50 tuổi thường dễ gặp phải tình trạng này.
- Vùng hàm mặt bị chấn thương do va đập, tai nạn lao động, tai nạn giao thông,…
- Do xương mặt bẩm sinh đã bị biến dạng gây ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của hàm và răng.
- Một số nguyên nhân khác như: nhổ răng khôn, răng mọc lệch, nhổ răng hàm, stress, các vấn đề về tâm lý,… đều có thể dẫn tới viêm khớp quai hàm.
10 ngày “khai tử” chứng ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP bằng bài thuốc Đông Y khoa học
Triệu chứng của viêm khớp quai hàm
Các dấu hiệu triệu chứng điển hình của viêm khớp quai hàm gồm:
- Đau nhức ở một hoặc hai bên thái dương, đau lan dọc xuống xương hàm
- Cử động cử động khớp quai hàm để đóng, mở miệng gặp khó khăn
- Đau tai, đau đầu
- Mệt mỏi, mặt không cân đối
- Nổi hạch
Khi bệnh đã trở nên nặng, viêm khớp quai hàm nổi hạch (viêm khớp thái dương hàm nổi hạch) có biểu hiện:
- Đau nhức kéo dài hơn, đặc biệt là rất đau khi nhai kèm theo các tiếng kêu lục cục của khớp
- Không cử động được khớp hàm
- Chóng mặt, hoa mắt, ù tai, đau đầu, sốt nóng
- Khớp quai hàm bị giãn
- Cơ nhai phì đại gây biến dạng mặt
Viêm khớp quai hàm nổi hạch không gây tử vong nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giao tiếp, ăn uống. Về lâu dài gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, người bệnh cần đi khám ngay khi có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh.
Cách điều trị viêm khớp quai hàm
Viêm khớp quai hàm là bệnh không hề khó chữa, tuy nhiên một số người có tâm lý chủ quan về bệnh thường chỉ đi khám khi bệnh đã ở giai đoạn nặng hơn. Khi đi khám, các bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân gây viêm khớp và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Dưới đây là một số cách điều trị điển hình của bệnh này:
Viêm khớp thái dương hàm uống thuốc gì?
- Thuốc chống viêm không chứa steroid: aspirin, diclofenac, meloxicam,…
- Thuốc kháng sinh: oxacillin, penicillin G, cephalosporin thế hệ 1, 2, 3…
- Thuốc giảm đau: paracetamol, codeine,…
Khắc phục viêm khớp quai hàm bằng cách bấm huyệt
Một trong những phương pháp an toàn, có hiệu quả cao đó là bấm huyệt. Cách này giúp người bệnh được thư giãn, thả lỏng cơ mặt, giảm đau nhanh chóng, có tác động rất tốt trong hỗ trợ điều trị bệnh.
Đây là phương pháp có hiệu quả nhanh sau 3 – 5 ngày nếu được thực hiện đúng cách. Những trường hợp bệnh nặng hơn sẽ có thời gian điều trị lâu hơn và đòi hỏi tính kiên trì hơn.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể áp dụng chườm nóng, chườm lạnh hoặc châm cứu cũng cho hiệu quả rất tốt.
Điều trị nha khoa
Nếu người bệnh có sự sai lệch về khớp cắn, vị trí răng thì có thể niềng răng hoặc trồng răng để sắp xếp lại vị trí răng, khớp cắn sao cho cân đối, phù hợp nhất, giúp cải thiện được tình trạng viêm khớp quai hàm.
Phẫu thuật
Khi thực hiện các cách trên mà không đem lại hiệu quả đáng kể thì phương án cuối cùng chính là phẫu thuật để chữa viêm khớp quai hàm. Tuy vậy, đây là phương pháp can thiệp dao kéo nên người bệnh cần nghe theo tư vấn của bác sĩ và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định thực hiện phẫu thuật.
Người bị viêm khớp quai hàm nên làm gì?
- Nên ăn các loại thức ăn mềm, dễ nhai nuốt để hạn chế tình trạng đau nhức hàm.
- Nên nhai thức ăn ở cả hai bên để tránh bị lệch và mỏi cơ hàm.
- Nên xoa bóp, làm thư giãn vùng dưới hàm 15 – 20 phút mỗi ngày.
- Tuân thủ các loại thuốc mà bác sĩ đã kê đơn, uống đều đặn, kiên trì.
- Đi khám ngay khi có các triệu chứng bất thường của bệnh cũng như tác dụng phụ của thuốc.
- Nên đi kiểm tra tình trạng bệnh thường xuyên để theo dõi và có phương pháp điều trị phù hợp.
Xem ngay: Viêm khớp ở trẻ em và những điều cần biết
An Cốt Nam – Hỗ trợ dứt điểm hoàn toàn viêm khớp quai hàm
Trong chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” – VTV2, Th.Bs Hoàng Khánh Toàn đã giới thiệu với người xem đài cả nước bài thuốc được ông cho là có hiệu quả tốt trong điều trị viêm khớp quai hàm, mang tên An Cốt Nam.
An Cốt Nam là một phác đồ đông y toàn diện nhất hiện nay, có thể giải quyết dứt điểm chứng bệnh này. Theo đó, bài thuốc bao gồm:
- Thuốc uống: Được bào chế từ 100% dược liệu thiên nhiên, với các thành phần chủ dược như Sâm Ngọc Linh, Trư Lung Thảo, Bí Kỳ Nam,… Các vị thuốc được gia giảm theo tỷ lệ vàng mang tới một bài thuốc đúng chuẩn.
- Cao dán: Cao dán được điều chế từ Quế chi, đại hồi, đại liền,… có tác dụng giảm đau tại chỗ.
- Vật lý trị liệu: Gồm 5 bước vật lý trị liệu như bấm huyệt, xoa bóp, châm cứu, lồng xông ngải, đốt thuốc ống tre.
Tác dụng của An Cốt Nam trong điều trị viêm khớp quai hàm:
- Giảm đau, sưng, tiêu viêm, chống nhức mỏi.
- Phục hồi cử động khớp hàm.
- Bổ sung dưỡng chất, tăng cường sức khỏe xương khớp.
Với mong muốn rút ngắn thời gian điều trị, các lương y Tâm Minh Đường đã quyết định bào chế An Cốt Nam ở dạng cao lỏng. Với cách bào chế này, không những giúp bảo toàn tối đa dược chất có trong thảo mộc mà còn giúp thuốc dễ dàng thẩm thấu, mang lại kết quả điều trị vượt trội.
Trong gần 10 năm hoạt động, An Cốt Nam đã giúp cho hàng ngàn người thoát khỏi cơn đau do viêm khớp quai hàm gây ra. Đặc biệt, An Cốt Nam còn nhận được sự tin tưởng của MC Quyền Linh hay NS Mạc Can.
Nhờ thành công vượt trội của An Cốt Nam, năm 2018 Tâm Minh Đường vinh dự nhận được cúp vàng và bằng khen cho giải thưởng “Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng”.
Bấm để được chuyên gia nhà thuốc tư vấn trực tiếp!
Trên đây là những thông tin liên quan đến tình trạng viêm khớp quai hàm. Mong rằng bạn đã có thêm cho mình những thông tin hữu ích khi đọc bài viết này. Cảm ơn bạn và chúc bạn luôn khỏe mạnh!

Bác sỹ Phạm Thị Hậu với chuyên môn khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền, là một trong những chuyên gia cố vấn thông tin y khoa của Việt Nam Forestry – Cổng thông tin sức khỏe 24h.
Bài viết liên quan

Rách sụn chêm là gì? MRI chẩn đoán, chi phí mổ và sau bao lâu thì phục hồi?
28 Tháng Mười Một, 2020

Vôi hóa sụn khớp là gì? Triệu chứng, điều trị và phòng ngừa
28 Tháng Mười Một, 2020

Chấn thương dây chằng chéo sau có nguy hiểm không? Cách phục hồi hiệu quả
25 Tháng Mười Một, 2020

Chấn thương dây chằng chéo trước là gì? Hậu quả và cách điều trị
19 Tháng Mười Một, 2020

Xương bánh chè nằm ở đâu? Giải phẫu xương bánh chè
17 Tháng Mười Một, 2020

Sai chệch trật khớp cùng đòn là gì? Dấu hiệu và cách điều trị
13 Tháng Mười Một, 2020