Vỡ đĩa đệm là gì? Đĩa đệm bị vỡ có sao không?
Ngày nay, vỡ đĩa đệm hay còn gọi thoát vị đĩa đệm không còn là một căn bệnh khó gặp nữa mà nó đang dần trở nên phổ biến hơn trong cuộc sống hàng ngày. Nhiều người lầm tưởng giữa tình trạng vỡ đĩa đệm với căng cơ mà có những sự chủ quan không khám chữa kịp thời khiến bệnh trở nặng gây khó khăn trong quá trình điều trị. Nhằm hạn chế tối đa những hậu quả do thiếu sự hiểu biết về căn bệnh này, hôm nay chúng tôi xin được giúp các bạn hiểu rõ hơn về vỡ đĩa đệm là gì? Cũng như trả lời cho bạn nào còn đang thắc mắc liệu đĩa đệm bị vỡ có sao không qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính:
Vỡ đĩa đệm là gì?
Đĩa đệm là bộ phận nằm giữa những đốt xương sống và có hình dạng giống như chiếc đĩa có tác dụng giúp các đốt sống hoạt động linh hoạt hơn, các bạn có thể xoay và uốn cong các đốt này nhờ vào sự hỗ trợ của đĩa đệm. Với cấu tạo chính là một lõi mềm mại nằm bên trong được bao quanh bên ngoài bởi một lớp vòng chắc chắn.
Theo thời gian, vòng cứng bảo vệ bên ngoài của đĩa đệm bị phá dần khiến phần lõi mềm bên trong thoát ra ngoài theo các vết nứt hoặc do trong cuộc sống hàng ngày dưới hoạt động mạnh liên tục trong thời gian dài phần xương chèn ép vào lớp vỏ ngoài khiến bị nứt vỡ được gọi là vỡ đĩa đệm.
Nguyên nhân khiến đĩa đệm bị vỡ
Theo các bác sĩ, có rất nhiều những nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến tình trạng vỡ đĩa đệm, nhưng một số nguyên nhân chính mà chúng ta thường gặp phải có thể kể đến như:
- Sai tư thế trong quá quá trình lao động làm việc, vận động hay hoạt động. Thật vậy, tư thế đứng, ngồi mang vác các vật nặng trong quá trình lao động ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của xương cũng như đĩa đệm. Ví dụ dễ dàng để các bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân này: nhiều người có thói quen cúi xuống nhấc vật nặng lên trong tư thế đứng thay vì ngồi xuống rồi bê vật đứng lên từ từ. Chính vì tư thế sai khi lấy vật nặng này mà khiến cho đĩa đệm chịu một lực lớn hơn bình thường lâu dần khiến đĩa đệm bị vỡ. Ngoài ra tư thế ngồi mà cột sống bị cong vẹo, tập thể dục không đúng cách lâu dần theo thời gian cũng ảnh hưởng xấu đến đĩa đệm.
- Do tuổi tác: Theo nghiên cứu, những người trong độ tuổi từ 30 trở đi thường có nguy cơ bị cao nhất do phần lõi mềm bên trong bị giảm đi theo thời gian, đĩa đệm từ đó cũng sẽ không còn mềm mại, vòng ngoài dần trở nên khô dẫn đến tình trạng bị rạn nứt.
- Yếu tố di truyền: Trẻ được sinh ra trong gia đình trước đó có bố mẹ bị yếu về đĩa đệm hoặc cấu trúc của đĩa có những sự bất thường có thể di truyền lại cho con trong quá trình mang thai. Ở những trẻ này tỉ lệ bị vỡ đĩa đệm cũng cao hơn so với những trẻ khác.
- Mắc bệnh béo phì hoặc một số bệnh lý bẩm sinh: nghiên cứu cho thấy những người béo phì sẽ có nguy cơ bị vỡ đĩa đệm cao hơn người gầy do phần xương cột sống phải gánh chịu trọng lượng lớn của cơ thể trong thời gian dài. Ngoài ra thì một số bệnh lý như thoát vị nhân tùy hay hẹp ống tủy,… cũng khiến nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm tăng cao.
- Những chấn thương cột sống hay tại nạn cũng được cho là nguyên nhân khiến đĩa đệm bị vỡ.
Triệu chứng nhận biết vỡ đĩa đệm là gì?
Đĩa đệm nằm sâu bên trong cơ thể nên hoàn toàn không có những biểu hiện phát ra bên ngoài để chúng ta có thể nhận biết bằng mắt thường. Tất cả những triệu chứng khi bị vỡ đĩa đệm người bệnh chỉ có thể cảm nhận từ bên trong ngay tại vị trí đĩa đệm bị vỡ.
Trong giai đoạn đầu bị vỡ, người bệnh chỉ cảm thấy đau nhẹ nên thường chủ quan không khám chữa khiến bệnh ngày càng trở nên nặng. Về lâu dài các cơn đau âm ỉ và ngày càng trở nên nặng hơn khi người bệnh vận động hoặc đi lại, ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt hàng ngày.
Ngày nay tình trạng vỡ đĩa đệm thường gặp ở 2 vị trí chính là tại xương cột sống thắt lưng và cột sống cổ. Tùy vào mỗi một vị trí mà sẽ có những biểu hiện khác nhau cụ thể như:
Bị vỡ đĩa đệm tại vùng cột sống lưng
Vùng thắt lưng có cảm giác đau đột ngột hoặc âm ỉ trong thời gian dài, cơn đau có thể xuất hiện thành từng cơn.
Khi nằm nghỉ ngơi hoặc ngồi im sẽ thấy các cơn đau biến mất, tuy nhiên nó có thể xuất hiện ngay sau khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc hoạt động có sự ảnh hưởng đến cùng xương cột sống.
Trong trường hợp nặng, người bệnh có thể mất khả năng cúi thấp hoặc ưỡn lưng.
Dấu hiệu bị vỡ đĩa đệm cột sống cổ
- Cảm giác đau dọc theo vùng gáy.
- Cơn đau lan rộng ra bả vai đến tay.
- Cường độ cơn đau tăng dần khi người bệnh có những hoạt động liên quan đến cổ như nghiên cổ, cúi, ngước lên trên,…
- Trong một số trường hợp nặng có thể gây khó thở, đau một bên lồng ngực.
Đĩa đệm bị vỡ có sao không?
Mặc dù không phải là một căn bệnh nan y, nhưng đây lại là một căn bệnh gây ám ảnh cho người bệnh ngay từ khi mới hình thành. Khả năng hoạt động hàng ngày của người bệnh sẽ giảm sút rõ rệt đặc biệt khi cúi, ưỡn ngực hay quay trở mình,… Trong trường hợp bệnh không được điều trị sớm, kéo dài có thể dẫn đến một số hệ lụy sau:
- Liệt hoàn toàn: Đây được xem là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh, người bệnh có thể mất hoàn toàn khả năng di chuyển hay cử động, tất cả những hoạt động sinh hoạt hàng ngày đều hoàn toàn phụ thuộc vào người thân.
- Rối loạn đại tiểu tiện: Vỡ đĩa đệm cột sống lưng tác động lên những dây thần kinh tại vị trí này dẫn đến tình trạng rối loạn cơ tròn gây nên chứng không tự chủ đại tiểu tiện.
- Đau dây thần kinh: Như đã nói ở trên, đĩa đệm bị vỡ sẽ chèn ép lên các dây thần kinh khiến chúng bị tổn thương khiến người bệnh cảm thấy đau nhức, khó chịu. Khi không được điều trị sớm, những cơn đau này sẽ xuất hiện thường xuyên và lan rộng ra những vùng khác như tay, chân,… ảnh hưởng rất xấu đến hoạt động hàng ngày của người bệnh.
- Gây teo cơ: Xương chèn ép khiến máu khó lưu thông đến các cơ, theo thời gian chất dinh dưỡng cung cấp đến cơ không đủ, làm cơ bắp bị giảm sức mạnh, khả năng vận động của người bệnh cũng hạn chế theo.
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng vỡ đĩa đệm là gì? Cũng như mức độ nguy hiểm của bệnh nếu không được điều trị sớm. Nếu các bạn có bất nghi vấn nào về vỡ đĩa đệm hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất.

Bác sỹ Phạm Thị Hậu với chuyên môn khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền, là một trong những chuyên gia cố vấn thông tin y khoa của Việt Nam Forestry – Cổng thông tin sức khỏe 24h.
Bài viết liên quan

Thuốc chữa thoát vị đĩa đệm tốt nhất hiện nay, muốn đặc trị bệnh uống thuốc gì?
28 Tháng Mười Hai, 2020

Bài tập giảm cân cho người thoát vị đĩa đệm hiệu quả sau 1 tuần
5 Tháng Mười Một, 2020

Ghế cho người thoát vị đĩa đệm cách sử dụng đúng, hiệu quả
10 Tháng Bảy, 2020

Thoát vị đĩa đệm c3 c4 là gì và cách khắc phục hiệu quả
10 Tháng Bảy, 2020

Thoát vị đĩa đệm khớp háng có nghiêm trọng không và cách khắc phục
26 Tháng Sáu, 2020

Thoát vị đĩa đệm ra trước và ra sau là gì? Cách chẩn đoán, điều trị hiệu quả
25 Tháng Sáu, 2020