Vỏ quả lựu chữa đau dạ dày có thật không?

4.9/5 - (20 bình chọn)

Một số kênh thông tin đang lan truyền bài thuốc vỏ quả lựu chữa đau dạ dày. Liệu rằng đây có phải là một phương pháp hiệu quả cứu cánh cho những người đang ngày ngày chịu đựng những cơn đau dạ dày dai dẳng, mãn tính? Bài thuốc này đến từ đâu và cơ sở nào để có thể khẳng định bài thuốc có thể áp dụng? Vậy, hãy cùng tìm hiểu công dụng của vỏ quả lựu và cách sử dụng để đạt được hiệu quả mong muốn.

Vỏ quả lựu có tác dụng gì? Có chữa đau dạ dày được không?

Hiện nay tình trang bệnh đau dạ dày ngày càng phổ biến và thường có tính chất mãn tính, tái đi tái lại nhiều lần. So với việc chữa bệnh bằng thuốc tây y, nhiều người lại quan tâm hơn đến việc điều trị lâu dài bằng thuốc đông y, trong đó có những bài thuốc đến từ thiên nhiên.

Lựu là một loại cây có xuất xứ từ vùng Tây Nam Á và hiện được trồng rất phổ biến ở Việt Nam để làm cảnh hoặc cây ăn quả. Quả lựu có hương vị rất thơm ngon, được nhiều người yêu thích. Đây là một loại trái cây nhiều nước với nguồn dinh dưỡng dồi dào. Không chỉ vậy, các bộ phận khác của quả lựu cũng có những tác dụng chữa bệnh rất tốt, đặc biệt là vỏ quả lựu có thể chữa đau dạ dày.

chữa đau dạ dày bằng quả lựu

Vỏ quả lựu có chữa được bệnh dạ dày không

Vỏ quả lựu vốn được coi là thứ vứt đi sau khi bạn thưởng thức những hạt lựu ngọt ngào mọng nước. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, vỏ quả lựu lại có tác dụng rất tuyệt vời trong việc chữa trị bệnh đau dạ dày. Nếu áp dụng đúng phương pháp, bệnh dạ dày, đặc biệt là viêm hang vị dạ dày, có thể thuyên giảm rất đáng kể.

Bài thuốc dùng vỏ quả lựu chữa đau dạ dày là bài thuốc dân gian của người Nga được dựa trên những cơ sở khoa học thực tế. Theo y học hiện đại, vỏ quả lựu chứa nhiều khoáng chất như Kali, Magie, Sắt, kẽm, photpho, Canxi và các vitamin nhóm B, C với nhiều hoạt chất chống oxy hoá như peetierin, izopeletierin, tannin, granatin. Các thành phần này mang có thể bổ sung nguồn dinh dưỡng cho cơ thể, đồng thời có tác dụng chống nhiễm khuẩn, tiêu viêm, loại bỏ vi khuẩn có hại cho dạ dày. Ngoài ra, các chất này còn làm lành và phục hồi những vết viêm loét, tổn thương ở dạ dày, góp phần ức chế tế bào ác tính và phòng ngừa ung thư một cách hiệu quả.

Bên cạnh đó, theo Đông y, vỏ quả lựu chữa đau dạ dày hiệu quả vì có tính ấm, vị chua, nên có tác dụng làm sạch ruột, khử trùng, ích thận, giúp hỗ trợ ăn uống, tiêu hoá tốt, trừ giun sán… Hơn nữa, vỏ lựu còn rất tốt cho kinh thận, đại tràng với tác dụng cầm máu, ngăn ngừa viêm loét, làm lành, phục hồi các vết loét và tổn thương.

Cách sử dụng vỏ quả lựu chữa đau dạ dày

Với những cơ sở khoa học trên, vỏ lựu chữa đau dạ dày là phương pháp hữu hiệu. Vỏ lựu đã được chế biến, sử dụng trong nhiều bài thuốc cũng như được sử dụng là thành phần của một số loại thuốc trị bệnh dạ dày đang được bán trên thị trường. Bạn có thể mua vỏ lựu khô được bán sẵn tại các hiệu thuốc hoặc các đơn vị kinh doanh dược liệu tự nhiên. Tuy nhiên, các bạn có thể tự làm nguyên liệu để áp dụng bài thuốc dùng vỏ quả lựu chữa đau dạ dày tại nhà. Tuy nhiên khi thực hiện, các bạn cần lưu ý làm đúng phương pháp mới có thể đem lại hiệu quả mong muốn.

Đầu tiên, cần chuẩn bị nguyên liệu và sơ chế như sau:

  • Chọn vỏ quả lựu tươi, màu sắc sáng đều, không dập nát, không tẩm hoá chất;
  • Rửa vỏ lựu thật sạch dưới nước, sau đó ngâm vào nước muối loãng khoảng 10 phút để loại bỏ bụi bẩn, hoá chất;
  • Sau khi ngâm, vớt ra để ráo nước, rồi đem phơi hoặc sấy khô.
  • Bọc vỏ lựu khô vào túi nilon sạch, buộc kín và bảo quản nơi khô ráo thoáng mát ở nhiệt độ phòng. Khi sử dụng chỉ cần lấy ra một chút.
Vỏ quả lựu chữa đau dạ dày

Vỏ quả lựu giúp chữa bệnh dạ dày nhanh chóng

Cách làm thuốc và sử dụng như sau:

  • Hàng ngày, sử dụng 10-12g vỏ lựu, pha vào ấm trà dung tích khoảng 100ml trong 15-20 phút
  • Chia 100ml nước vỏ lựu đã hãm thành 4 phần bằng nhau, mỗi phần 25ml cho vào lọ nhỏ
  • Sử dụng lọ 25ml nước vỏ lựu vào các thời điểm sáng, trưa, chiều, tối, tốt nhất là trước khi ăn khoảng 30 phút hoặc lúc bụng đói để đạt được tác dụng hiệu quả nhất.
  • Liều lượng sử dụng: mỗi ngày uống một ấm trà vỏ lựu 100ml, sử dụng đều đặn trong một tuần. Với những người bệnh nặng thì có thể uống 1 tuần nghỉ 1 tuần sau đó lại uống 1 tuần tiếp theo, lặp lại như vậy để có thể đạt kết quả tốt nhất.

Lưu ý khi chữa đau dạ dày bằng vỏ lựu

Trong quá trình sử dụng vỏ quả lựu chữa đau dạ dày, nhằm đạt kết quả tốt và không gây hại cho sức khoẻ, các bạn cần tuân thủ những lưu ý dưới đây:

  • Trong quá trình chọn vỏ lựu để làm thuốc, cần hết sức lưu ý, không chọn quả dập nát, có sâu bệnh, chất hoá học hay thuốc trừ sâu. Cần phải ngâm rửa sạch sẽ trước khi chế biến để đảm bảo an toàn khi chữa bệnh.
  • Tuyệt đối không uống rượu bia, sử dụng chất kích thích như cà phê, thuốc lá… trong khi đang trong quá trình uống nước vỏ quả lựu. Các chất kích thích phản ứng với các hoạt chất trong vỏ lựu, dễ sinh ra các chất có hại cho sức khoẻ và làm giảm hiệu quả điều trị của nước vỏ lựu.
  • Lưu ý chỉ sử dụng đúng liều lượng như đã hướng dẫn. Không sử dụng quá liều vì có thể gây tác dụng phụ như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, khó thở, sưng phù, sốt phát ban…
  • Ngoài việc sử dụng bài thuốc vỏ lựu để điều trị bệnh dạ dày, người bệnh cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý và luyện tập thể chất đều đặn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất.
  • Bài thuốc vỏ quả  lựu chữa đau dạ dày chỉ có hiệu quả tốt nhất đối với những người bị bệnh dạ dày ở mức độ nhẹ. Đối với những người bị bệnh nặng, nên đi khám tại các bệnh viện để bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất, tránh để bệnh phát triển nặng và trầm trọng hơn.

Ngoài phương pháp dùng vỏ quả lựu chữa đau dạ dày, còn rất nhiều bài thuốc sử dụng nguyên liệu thiên nhiên có tác dụng chữa trị bệnh dạ dày hiệu quả. Một số phương pháp dân gian được nhiều người sử dụng thường xuyên như tinh bột nghệ và mật ong, hạt bưởi, tam thất mật ong, chuối hột… Đây đều là những nguyên liệu dễ kiếm với chi phí thấp nên có thể sử dụng lâu dài, nhằm phòng và điều trị bệnh dạ dày – căn bệnh có tỷ lệ tái phát rất cao.

Xem thêm:


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đóng