Vôi hóa sụn khớp là gì? Triệu chứng, điều trị và phòng ngừa
Vôi hóa sụn khớp gây ra những cơn đau sưng viêm, lâu ngày làm đầu xương của sụn khớp bị tổn thương. Khi tiến hành chụp X-quang có thể quan sát được ở mô sụn có sự lắng đọng canxi. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng này, các dấu hiệu triệu chứng nhận biết là gì, cách điều trị như thế nào? Cùng bác sĩ Phạm Thị Hậu chuyên gia xương khớp hàng đầu của Vietnamforestry tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Nội dung chính:
Vôi hóa sụn khớp là gì?
Sụn khớp là lớp mô trong suốt, vừa cứng vừa bền dai nhưng lại đàn hồi tốt. Sụn đóng vai trò như lớp đệm bảo vệ, giúp giảm chấn động và tránh sự cọ xát giữa hai đầu xương khi khớp cử động.
Vôi hóa sụn khớp là hiện tượng lắng đọng canxi ở mô sụn có thể thấy ở hình ảnh chụp X-quang. Bệnh lý này biểu hiện bằng những đợt viêm đau dẫn tới tổn thương đầu xương sụn khớp, lâu ngày có thể khiến khớp gói bị tổn thương nguyên trọng, gây thoái hóa khớp.
Người ta chia vôi hóa sụn khớp thành hai thể:
- Thể nguyên phát: Chiếm phần lớn trường hợp, đôi khi có tính chất gia đình.
- Thể thứ phát: Sau khi mắc một số bệnh như cường tuyến cận giáp, nhiễm thiết huyết tố, đái tháo đường, bệnh gút, suy tuyến giáp.
Triệu chứng vôi hóa sụn khớp
Mỗi thể sẽ có các triệu chứng khác nhau. Cụ thể, theo hình thái thì bệnh này được chia làm 5 thể cơ bản với những triệu chứng sau:
- Thể thứ nhất là thể giả gout: Đây là thể cơ bản hay thường gặp hiện nay. Như bạn đã biết bệnh gout là bệnh viêm khớp chủ yếu ở các chi như khớp gối, khủy tay, cổ chân, tay hay các khớp ngón tay, chân. Đôi khi có thể xuất hiện ở cột sống nhưng ít gặp hơn. Tình trạng bệnh thể này cúng khiến bạn đau và thường sưng ở các vị trí khớp như vậy nên thường bị nhầm tưởng với bệnh gout.
- Thế thứ hai có tên là thể tiềm tàng: Đây là thể chỉ có thể được chẩn đoán thông qua chụp X-quang nhưng lại do việc kiểm tra các bệnh khác mà phát hiện ra.
- Thế thứ ba là thể hư khớp: Với thể này bệnh nhân thương bị đau nhức các khớp xương, bạn có thể nghe thấy những tiếng kêu rắc rắc khi thử cử động các khớp này. Điều này sẽ làm hạn chế khả năng vận động của bạn, khiến bạn đau nhức rất khó chịu.
- Thể thứ tư là thể đa khớp: Đây là thể khá phức tạp, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức khắp các khớp xương khác nhau chứ không tập trung vào một dạng khớp nào. Đặc biệt với thể này bệnh có thể xuất hiện ở những sụn khớp nhỏ nhất.
- Cuối cùng là thể khác: Các thể này thường là các thường hợp đặc biệt như thể xuất hiện dị vật ở khớp, gây tổn thương, phá hủy, bào mòn phần sụn khớp làm biến dạng khớp. Hay thể tràn dịch máu ở khớp hoặc thể cột sống với bệnh lý thường gặp là vôi hóa đĩa đệm.
Bệnh lý này cũng thường gặp ở những người cao tuổi nhiều hơn do xương khớp của người cao tuổi thường bị lão hóa dẫn đến vôi hóa. Đặc biệt theo nhiều nghiên cứu thì bệnh này lại thường gặp hơn ở nữ giới.
Nguyên nhân gây vôi hóa sụn khớp
Nguyên nhân do các tinh thể Canxi pyrophotphat ở trong khớp bị tăng nhiều lên theo thời gian. Do đó, bệnh thường gặp ở người cao tuổi, xảy ra ở nữ giới cao hơn và bắt đầu từ 35 tuổi.
Chẩn đoán và điều trị vôi hóa sụn khớp hiệu quả
Muốn điều trị hiệu quả bệnh này người bệnh cần phải được chẩn đoán sớm. Hơn thế nữa, bệnh nhân phải được chẩn đoán đúng bệnh và nguyên nhân gây ra bệnh. Muốn như vậy, điều quan trọng bạn cần lưu ý đó là phải tìm đến các địa chỉ khám chữa bệnh uy tín, chất lượng.
Sau khi được chẩn đoán nếu bạn mắc phải bệnh này thì bác sĩ sẽ giúp bạn điều trị bệnh khỏi nhanh chóng nếu như bệnh của bạn mới ở giai đoạn đầu. Nói như vậy, có nghĩa là tùy thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể bác sĩ sẽ chỉ định các cách thức chữa trị khác nhau và thích hợp nhất. Chẳng hạn như:
Đối với việc điều trị bệnh giai đoạn đầu với các hiện tượng viêm đau khớp: Bạn có thể sử dụng thuốc có thành phần Colchicin. Liều lượng uống từ 2 đến 3mg trong một ngày. Hoặc bạn có thể uống thuốc Nonsteroid để giảm viêm nhanh chóng.
Đối với tình trạng bệnh đã mãn tính, thoái hóa khớp rầm trọng hy bị viêm đa khớp thì bạn vẫn dùng thuốc Nonsteroid để hạn chế tình trạng viêm. Ngoài ra, bạn phải sử dụng biện pháp tiêm tại chỗ thuốc có thành phần Steroid để hỗ trợ điều trị tốt hơn.
Đối với tình trạng nặng nhất là việc xương khớp của bạn đã bị phá hủy thì bạn bắt buộc vào vào viện để điều trị, thậm chí nếu cần bạn sẽ phải phẫu thuật ghép khớp nhân tạo thì mới có thể vận động trở lại bình thường như trước.
Một số biện pháp phòng ngừa vôi hóa sụn khớp
Chúng ta vẫn biết rằng việc phòng bệnh vẫn hơn là chữa bệnh. Do đó, hãy chú ý việc phòng ngừa bệnh này trước khi để bị mắc bệnh và dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn. Vậy, chúng ta có thể phòng bệnh này bằng cách nào. Hãy xem những cách phòng bệnh này rất hiệu quả sau đây:
- Tăng cường tập thể dục hàng ngày: Việc thường xuyên tập thể dục vận động các khớp sẽ giúp khớp hoạt động trơn tru hơn do máu được điều hòa lưu thông đều đặn. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn cách thể dục vận động phù hợp để tránh gây tác động quá mạnh đến các khớp gây ra tổn thương khớp.
- Đo lượng canxi định kỳ: Canxi là một trong những yếu tố quan trọng của xương sụn khớp. Vì vậy hãy kiểm tra thường xuyên để biết điều chỉnh lượng canxi trong cơ thể cho phù hợp.
- Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung nhiều loại vitamin trong các loại rau củ quả đề phòng ngừa bệnh tật nói chung và bệnh vôi hóa sụn khớp nói riêng.
- Ngoài ra, bạn hãy khám sức khỏe thường xuyên để phát hiện và điều trị sớm bệnh vôi hóa sụn khớp nếu bạn chẳng may mắc bệnh.
Những thông tin về vôi hóa sụn khớp trên đây mong rằng hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này, biết cách phòng ngừa an toàn và hiệu quả nhất.

Bác sỹ Phạm Thị Hậu với chuyên môn khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền, là một trong những chuyên gia cố vấn thông tin y khoa của Việt Nam Forestry – Cổng thông tin sức khỏe 24h.
Bài viết liên quan

Rách sụn chêm là gì? MRI chẩn đoán, chi phí mổ và sau bao lâu thì phục hồi?
28 Tháng Mười Một, 2020

Chấn thương dây chằng chéo sau có nguy hiểm không? Cách phục hồi hiệu quả
25 Tháng Mười Một, 2020

Chấn thương dây chằng chéo trước là gì? Hậu quả và cách điều trị
19 Tháng Mười Một, 2020

Xương bánh chè nằm ở đâu? Giải phẫu xương bánh chè
17 Tháng Mười Một, 2020

Sai chệch trật khớp cùng đòn là gì? Dấu hiệu và cách điều trị
13 Tháng Mười Một, 2020

Lỏng khớp gối là gì? Có nguy hiểm không? Cách khắc phục hiệu quả
9 Tháng Mười Một, 2020