Voọc mũi hếch sinh vật đặc hữu chỉ có tại Việt Nam
Voọc mũi hếch là loài linh trưởng cực hiếm trên thế giới. Những năm nước ta được biết đến là nơi duy nhất có sự tồn tại và phát triển của loài voọc mũi hếch này.
Nội dung chính:
Thông tin về loài voọc mũi hếch
Voọc mũi hếch có tên khoa học là Rhinopithecus avunculus. Đây là một trong số 25 loài linh trưởng quý hiếm và nguy cấp của thế giới, hiện nay chỉ có duy nhất ở Việt Nam.
Chúng phân bố chủ yếu ở các tỉnh Tuyên Quang, Quảng Ninh, Yên Bái, Cao Bằng. Với bản tính nhút nhát voọc mũi hếch thường sống trên tần cây cao, rất ít khi vooc xuống đất, nếu buộc phải di chuyển chúng sẽ di chuyển rất khéo léo
Đặc điểm: Voọc mũi hếch có lông màu nâu đen, lông quanh mặt và trên đầu có màu trắng nhạt. Đuôi dài hơn thân.
Voọc mũi hếch thường sống thành bầy đàn trên núi cao, con đầu đàn có nhiệm vụ cảnh giới và bảo vệ, khi phát hiện nguy hiểm chúng sẽ kêu “chặc chặc… chặc chặc…” báo hiệu cho đàn thoát hiểm. Voọc thường kiếm ăn từ 6h đến 17h hàng ngày, thức ăn của chúng gồm hoa nghiến, nõn lá, vải rừng, dâu da, vải rừng…
Gia đình của loài khỉ này có mức sống rất chuẩn mực. Bố mẹ rất chăm lo cho voọc. Đặc biệt là khi chúng phải sống ở khu vực thời tiết rất khắc nghiệt. Khí hậu khô ẩm, và mùa đông rất lạnh.
Hiện nay, số lượng voọc mũi hếch trong tự nhiên chỉ còn dưới 200 cá thể. Sống theo đàn từ 8 đến 20 con. Kẻ thù của voọc mũi hếch là các loài thú lớn. Voọc mũi hếch được xếp vào mức độ cực kỳ nguy cấp trong Sách đỏ về các loài động vật bị đe dọa của Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên thế giới và Việt Nam.
Cách loài thuộc chi voọc mũi hếch
- Voọc mũi hếch vàng (Rhinopithecus roxellana)
- Voọc mũi hếch vàng Moupin (Rhinopithecus roxellana roxellana)
- Voọc mũi hếch vàng Tần Lĩnh (Rhinopithecus roxellana qinlingensis)
- Voọc mũi hếch vàng Hồ Bắc (Rhinopithecus roxellana hupeiensis)
- Voọc mũi hếch đen (Rhinopithecus bieti)
- Voọc mũi hếch xám (Rhinopithecus brelichi)
- Voọc mũi hếch Bắc Kỳ (Rhinopithecus avunculus)
- Voọc mũi hếch Myanmar (Rhinopithecus strykeri)
Thành lập khu bảo tồn voọc mũi hếch
Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế Fauna and Flora International (FFI) đã kết hợp cùng Chính phủ Việt Nam thành lập khu bảo tồn cho loài voọc mũi hếch tại khu vực rừng Khau Ca, tỉnh Hà Giang.
Khu bảo tồn này có tên là “Khu bảo tồn loài và sinh cảnh voọc mũi hếch Hà Giang” với tổng diện tích lên tới 2.000 ha cho 90 con voọc mũi hếch. Loài voọc này có tên khoa học là Rhinopithecus avunculus và thường sống ở các khu rừng cận nhiệt đới.
Tuy nhiên, do nạn phá rừng nên hiện nay ở trên thế giới chỉ còn khoảng hơn 200 con chia làm 4 loại, trong đó 3 loài ở Trung Quốc và một loài ở Việt Nam. Voọc mũi hếch chính là linh trưởng hiếm nhất nước ta chỉ xuất hiện ở hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang. Trước đây voọc mũi hếch chúng gần như bị tuyệt chủng nhưng đã được phát hiện trở lại vào năm 1990 tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.
Công tác bảo vệ và phát triển voọc mũi hếch
- Ban quản lý khu bảo tồn loài sinh cảnh voọc mũi hếch Khau ca. Và chi cục kiểm lâm tỉnh Hà Giang có chức năng và nhiệm vụ thực thi pháp luật bảo vệ và quản lý rừng. Nhằm đảm bảo sự sống còn của loài voọc mũi hếch cũng như các sinh vật khác ở khu vực Khau Ca.
- Vườn thú San Diego Hoa Kỳ hiện có vai trò chủ chốt trong công tác bảo tồn các loài voọc ở Châu Á. Vườn thú San Diego đã làm việc cùng với chi cục Kiểm lâm Hà Giang, ban quản lý khu bảo tồn loài và sinh vật cảnh voọc mũi hếch Khau Ca và các đối tác nhằm tìm kiếm giải pháp khả thi cho sự cộng sinh của con người cũng như các loài động, thực vật khác ở Khau Ca.
- Vườn thú Denver Hoa Kỳ cũng đã tham gia vào dự án bảo tồn loài Voọc mũi hếch từ năm 2009. Cán bộ của vườn thú đã làm việc với các trường tiểu học tại 3 xã Yên Định, Minh Sơn và Tùng Bá của huyện Bắc Mê. Về việc xác định mục tiêu giảng dạy cho học sinh về loài voọc mũi hếch. Cung cấp cho các em học sinh và gia đình cơ hội tham gia vào việc bảo tồn loài voọc này.
- Trường đại học Colorado tại Boulder (Hoa Kỳ) đã tham gia vào các nỗ lực nghiên cứu cũng như bảo tồn Voọc mũi hếch tại Khau Ca từ năm 2004. Các hoạt động tập trung vào thu thập số liệu sinh thái, tập tính của loài vật này. Đây là những thông tin rất quan trọng với việc lập kế hoạch bảo tồn lâu dài loài Voọc mũi hếch.
Thực trạng bảo tồn hiện nay
Thực tế, nhờ nỗ lực của các cơ quan chức năng mà các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ, quản lý khu vực sinh sống của Voọc mũi hếch đã thuyên giảm đáng kể trong những năm vừa quan. Các hoạt động săn bắn, sử dụng và buôn bán đã không còn. Người dân và các nhà khoa học đã phát hiện thêm một vài cá thể Voọc mũi hếch non và đang trưởng thành ở những đàng Voọc mũi hếch tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh Voọc mũi hếch tại Khau Ca.
Cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng để bảo vệ loài Voọc mũi hếch thì công án các huyện cũng tổ chức tuyên truyền cho người dân giao nộp súng săn, vật liệu nổ cũng như bẫy động vật hoang dã. Bên cạnh đó là kiện toàn tổ chức quản lý, công tác bảo vệ rừng, phòng cháy rừng tại các địa bài có Voọc mũi hếch sinh sống.
Việc bảo tồn quần thể Voọc mũi hếch tại Khau Ca cũng gặp phải một số khó khăn do Khau ca có diện tích nhỏ, không đảm bảo cho loài vật này sinh sống, tồn tại cũng như phát triển lâu dài.
Bên cạnh công tác bảo tồn là nâng cao khả năng nhận thức cho người dân đặc biệt là các hộ dân đang sinh sống gần khu bảo tồn Khau Ca là rất quan trọng và hết sức cần thiết, tạo ra hành lang sinh cảnh cho rừng cũng như loài Voọc mũi hếch phát triển.
Tại khu bảo tồn thiên nhiên Khau Ca, những cánh rừng vùng biên giới Tả Ván, Cao Mã Pờ,… Ở đó, Voọc mũi hếch loài linh trưởng quý hiếm nhất trên thế giới đã và đang hồi sinh bởi quyết tâm bảo tồn của mỗi chúng ta.

Bài viết liên quan

Cá Tra Dầu loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới
22 Tháng Một, 2019

Cá Hô hay cá chép khổng lồ Xiêm
22 Tháng Một, 2019

Cá Chiên hay cá da trơn ma quỷ
22 Tháng Một, 2019

Rùa Sa Nhân một loài rùa quý hiếm của Vườn Quốc Gia Cúc Phương
22 Tháng Một, 2019

Rùa Núi Vàng là động vật quý hiếm
22 Tháng Một, 2019

Cá anh vũ là loài cá mang giá trị cao
21 Tháng Một, 2019