Hình ảnh X quang thoát vị đĩa đệm giúp phát hiện bệnh chính xác
Hình ảnh X quang thoát vị đĩa đệm có giá trị chẩn đoán xác định không? Hay chụp X quang có thể biết bị thoát vị không? Đây là băn khoăn, thắc mắc của rất nhiều người, đặc biệt là những người trung niên, cao tuổi. Vậy bạn hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có cho mình câu trả lời chính xác nhất!
Nội dung chính:
Chụp X quang có biết thoát vị đĩa đệm không?
Thông thường, khi đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí thì khoảng không gian giữa các đốt cột sống sẽ bị thu hẹp. Hình ảnh X quang có thể cho chúng ta thấy những biến đổi bất thường của khoảng không gian này hoặc sự bất thường về vị trí của các đốt sống nhưng nó không thể hiện được thoát vị. Do đó, chụp X quang không chẩn đoán được chính xác bệnh lý thoát vị đĩa đệm.
Tuy nhiên, trong trường hợp chụp X quang cột sống cổ hoặc cột sống thắt lưng, nếu bạn thấy có những hình ảnh:
- Hẹp khe khớp giữa các thân đốt cột sống
- Cột sống có hình dạng bất thường, mất đường cong sinh lý
- Những đốt sống bị đẩy lệch đi ra trước
Tất cả những trường hợp trên chúng ta có nghi ngờ bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm. Nhưng để có thể chẩn đoán xác định một người có mắc thoát vị đĩa đệm không thì chúng ta cần phải chụp cộng hưởng từ (MRI) để có kết quả chính xác nhất.
Bởi lẽ, hình ảnh những đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí bình thường sẽ không thể hiện trực tiếp ngay trên phim chụp X quang gây nên khó khăn trong việc đọc kết quả. Tuy nhiên, trong trường hợp thân đốt cột sống bị thoát vị (bệnh thường gặp ở những người bị loãng xương nặng) thì kết quả của phim chụp lại khá chính xác.
Trường bạn có các triệu chứng như đau cột sống thắt lưng hay cột sống cổ và muốn xác định đây là dấu hiệu bệnh thoát vị đĩa đệm hay các bệnh lý khác. Bác sĩ có thể chỉ định cho bạn chụp X quang. Bởi phim X quang sẽ giúp bạn xem xét các đốt cột sống ở xung quanh đĩa đệm bị thoát vị.
Từ đó, bác sĩ có thể loại trừ triệu chứng đau thắt lưng của thoát vị đĩa đệm với cơn đau của các bệnh lý về xương khác như u xương, gãy xương. Bởi lẽ, khi sử dụng tia X có bức xạ năng lượng cao sẽ tạo ra hình ảnh chi tiết các cấu trúc của đốt xương sống.
Thêm nữa, phim X quang cung cấp cho chúng ta hình ảnh chi tiết về xương là do cấu tạo xương chủ yếu là canxi. Chúng sẽ ngăn cản sự xâm nhập của chùm tia X và từ đó hình ảnh chi tiết của xương sẽ được hiển thị trên phim. Tuy nhiên, cấu tạo đĩa đệm lại không có canxi. Do đó, tia X không chụp được hình ảnh các cấu trúc này. Chính vì vậy, chúng ta không thể dùng tia X để chẩn đoán bệnh lý thoát vị đĩa đệm.
Sự thật bài thuốc giúp MC QUYỀN LINH VÀ 5000 người “giải thoát” khỏi THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM
Hình ảnh X quang thoát vị đĩa đệm
Như chúng ta đã biết, hình ảnh X quang thường hay X quang tiêu chuẩn sẽ không giúp chúng ta chẩn đoán xác định bệnh thoát vị đĩa đệm. Do đó, để biết chính xác một bệnh nhân có bị thoát vị đĩa đệm hay không, chúng ta cần sử dụng hình ảnh X quang sau:
Ảnh chụp bao rễ thần kinh
Phương pháp này cũng được coi là chụp X quang. Tuy nhiên, trước khi chụp cần đưa vào khoang dưới nhện tủy sống một loại chất cản quang để có thể lấy được hình ảnh rễ thần kinh.
Từ đó, ta có thể phát hiện chính xác được những bao rễ bị chèn ép và vị trí của đĩa đệm bị thoát vị. Đồng thời, bác sĩ cũng có thể quan sát được các tiến triển của bệnh như bị cắt cụt, lõm, phù nề. Ảnh chụp rễ thần kinh ở hai tư thế đứng lệch trái, phải ¾ và đứng thẳng nghiêng.
Ảnh chụp cắt lớp vi tính (CT Scanner)
Đây là một kĩ thuật dùng tia X nên thích hợp dùng cho các bệnh nhân có chống chỉ định chụp MRI. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có giá trị tương đối trong việc xác định thoát vị đĩa đệm. Nếu bạn muốn chẩn đoán chính xác thì cần kết hợp chụp bao rễ thần kinh.
Ảnh chụp cắt lớp vi tính rất có giá trị trong việc đáng giá tình trạng xương cột sống. Đồng thời, phương pháp này so với chụp X quang thường thì có khả năng phân giải hình ảnh các mô mềm cao hơn. Thêm vào đó, nếu bạn muốn xác định xâm lấn rễ do thoái hóa hay do yếu tố khác thì nó tốt hơn chụp cộng hưởng từ.
Ảnh chụp cộng hưởng từ (MRI)
Trong cận lâm sàng, muốn chẩn đoán chính xác nhất bệnh thoát vị đĩa đệm thì bạn cần chụp cộng hưởng từ. Đây cũng là phương pháp phổ biến nhất hiện nay để xác định bệnh lý về cột sống, đặc biệt là bệnh thoát vị đĩa đệm. Hình ảnh từ MRI có thể giúp chúng ta khắc phục một số điểm mà các phương pháp khác còn hạn chế, chẳng hạn như kiểm tra thêm các vấn đề về tủy sống.
Có thể bạn chưa biết: Thoát vị đĩa đệm uống glucosamine có tốt không?
Bài viết trên đây đã cung cấp các thông tin giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về hình X quang thoát vị đĩa đệm. Nếu bạn muốn chẩn đoán xác định thoát vị đĩa đệm thì không chỉ sử dụng hình ảnh X quang, mà còn cần có sự kết hợp, hỗ trợ của các phương pháp khác. Chúc bạn luôn luôn khỏe mạnh!

Bác sỹ Phạm Thị Hậu với chuyên môn khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền, là một trong những chuyên gia cố vấn thông tin y khoa của Việt Nam Forestry – Cổng thông tin sức khỏe 24h.
Bài viết liên quan

Thuốc chữa thoát vị đĩa đệm tốt nhất hiện nay, muốn đặc trị bệnh uống thuốc gì?
28 Tháng Mười Hai, 2020

Bài tập giảm cân cho người thoát vị đĩa đệm hiệu quả sau 1 tuần
5 Tháng Mười Một, 2020

Ghế cho người thoát vị đĩa đệm cách sử dụng đúng, hiệu quả
10 Tháng Bảy, 2020

Thoát vị đĩa đệm c3 c4 là gì và cách khắc phục hiệu quả
10 Tháng Bảy, 2020

Thoát vị đĩa đệm khớp háng có nghiêm trọng không và cách khắc phục
26 Tháng Sáu, 2020

Thoát vị đĩa đệm ra trước và ra sau là gì? Cách chẩn đoán, điều trị hiệu quả
25 Tháng Sáu, 2020