Xương chậu nằm ở đâu? Giải phẫu xương chậu
Nếu coi cơ thể con người là một ngôi nhà thì xương chậu được ví như là nền móng của ngôi nhà ấy. Chính vì vậy xương chậu có vai trò không thể thiếu đối với hoạt động của con người. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số thông tin liên quan đến xương chậu qua bài viết sau đây.
Nội dung chính:
Xương chậu nằm ở đâu?
Xương chậu nằm ở vị trí phần cuối cột sống thắt lưng, nằm ở dưới thắt lưng bao quanh phần đoạn dưới của xương cột sống.
Ở một góc độ khác thì xương chậu nằm trên phần xương đùi, đan xen giữa xương hông với phần đầu của xương đùi.
Vùng xương chậu chính là phần diện tích từ phần xương mu đến bẹn, đùi và quanh phần hông, dưới eo và bao trọn cả vùng hông đến đùi.
Giải phẫu xương chậu – Cấu tạo xương chậu
Xương chậu được tạo thành bởi 3 xương là xương mu (ở phía trước) với xương cánh chậu (ở phía trên) và xương ngồi (ở phía sau). Xương chậu có cấu tạo gồm 2 mặt với 4 góc và 4 bờ.
Hai mặt xương chậu
Cấu tạo 2 mặt bao gồm mặt trong và mặt ngoài. Mặt trong gồm 1 gờ nhô lên và chia mặt sau thành 2 phần. Trong đó phần trên có lồi chậu, phía sau còn diện nhĩ còn phần dưới có diện vuông và lỗ bịt. Còn ở mặt ngoài thì phần giữa có ổ cối khớp và chỏm xương đùi. Dưới ổ cối có bịt 1 lỗ hình vuông hoặc hình tam giác. Phía trước mặt ngoài là xương mu còn phía sau là xương ngồi. Trên cùng là vùng xương cánh chậu.
4 bờ xương chậu
Cấu tạo 4 bờ của xương chậu bao gồm bờ trên, bờ dưới, bờ trước và bờ sau. Bờ trên còn được gọi là mào chậu là phần từ vùng gai chậu phía trước đến vùng gai chậu phía sau trên. Bờ dưới còn gọi là ngành ngồi được cấu tạo bởi xương ngồi và xương mu. Bờ trước gồm gai chậu trước trên, gai chậu trước dưới, diện lược, mào lược và gai mu. Bờ sau gồm gai chậu sau trên, gai chậu sau dưới, khuyết ngồi lớn, khuyết ngồi bé, ụ ngồi và gai ngồi. Bờ trước và bờ sau đều đều có hình dáng lồi lõm từ trên xuống dưới.
4 góc xương chậu
Cấu tạo 4 góc xương chậu gồm góc trước dưới ứng với gai mu (củ mu), góc sau dưới ứng với ụ ngồi, góc trước trên ứng với gai chậu ở phía trước trên và góc sau trên ứng với gai chậu ở phía sau trên.
Chức năng của xương chậu
Xương chậu được ví như là nền móng của một ngôi nhà khi coi cơ thể chính là một ngồi nhà. Như vậy chúng ta có thể thấy là nó có chức năng quan trọng đối với sức khỏe của con người. Đây là bộ phận có vai trò nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Xương chậu có chức năng chính và chức năng phụ.
- Chức năng chính là chống đỡ trọng lượng của cơ thể khi đứng và ngồi, giúp cân bằng cơ thể và chịu được lực của các tư thế mạnh và các cơ vận động.
- Ngoài ra xương chậu còn có chức năng phụ là chứa và bảo vệ nội tạng ở vùng chậu và phần dưới đường tiết niệu, bảo vệ các cơ quan sinh sản của con người. Đồng thời nó còn giúp gắn kết cơ quan sinh sản với các màng và các cơ liên quan. Đối với phụ nữ thì xương chậu còn giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ thai nhi.
Các bệnh thường gặp ở xương chậu
Xương chậu có cấu tạo khá phức tạp nên nếu bị tổn thương thì cơ thể sẽ có những dấu hiệu bất thường. Một số vấn đề thường gặp ở xương chậu phải kể đến như sau:
- Đau nhức xương khớp ở vùng xương chậu kèm theo tình trạng tê cứng ở vùng chân.
- Đau nhức âm ỉ và dai dẳng ở vùng chậu hồng giữa 2 mông. Kèm theo đó là xuất hiện dấu hiệu bị teo mông.
- Chân to và mông bị xệ do chân vòng kiềng nhiều. Khoảng cách giữa 2 chân với nhau mà lớn là dấu hiệu của giãn xương chậu.
- Khi cử động mạnh thấy đau hoặc không thể xoay người, nghiêng người hoặc gặp khó khăn trong việc vận động.
- Đau tức ở phía dưới đùi và xuất hiện tình trạng teo cơ ở khu vực đùi và mông.
- Đau âm ỉ và dai dẳng ở vùng bụng dưới. Khi đi đại tiện, xuất hiện cảm giác đau, có mùi lạ và bị ra máu.
- Xuất hiện cảm giác đau khi quan hệ tình dục.
- Người choáng váng, rét run hoặc bị sốt.
- Đau tê cứng vùng khớp xương chậu và lan xuống đùi, chân với cẳng chân.
- Gãy xương chậu
Khi cơ thể có các triệu chứng bất thường như đã kể ở trên thì bạn cần phải đi khám ngay tại các cơ sở y tế để phát hiện và điều trị kịp thời. Để hạn chế tổn thương đối với cùng xương chậu bạn cần bảo vệ cơ thể bằng những cách sau:
- Tập thể dục, thể thao thường xuyên, đều đặn và vừa sức.
- Có thể dùng khăn ấm để chườm khi xuất hiện đau nhức ở vùng xương chậu để giảm bớt cơn đau.
- Thực hiện châm cứu hoặc mát xa để giảm đau.
- Kết hợp uống thuốc với vật lý trị liệu.
Trên đây là một số thông tin cơ bản liên quan đến xương chậu. Đây là bộ phận có chức năng quan trọng đối với cơ thể chúng ta. Chính vì vậy bạn cần có phương pháp bảo vệ xương chậu tránh khỏi những tổn thương. Đồng thời nếu có dấu hiệu gì bất thường cần phải đi khám chữa kịp thời.

Bác sỹ Phạm Thị Hậu với chuyên môn khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền, là một trong những chuyên gia cố vấn thông tin y khoa của Việt Nam Forestry – Cổng thông tin sức khỏe 24h.
Bài viết liên quan

Vôi hóa cột sống là gì? Có chữa khỏi được không?
25 Tháng Mười, 2021

Bệnh gai cột sống thắt lưng: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị
28 Tháng Mười Hai, 2020

Cong vẹo cột sống là gì? Các dạng, hậu quả và chi phí chữa trị?
21 Tháng Mười Một, 2020

Gãy xương đòn bao lâu lành, kiêng ăn gì?
16 Tháng Mười Một, 2020

Khám cột sống ở đâu tốt tại Hà Nội và TPHCM?
12 Tháng Mười Một, 2020

Thoái hóa và gai cột sống có nên chạy bộ không?
19 Tháng Ba, 2020