Gãy xương đòn bao lâu lành, kiêng ăn gì?

5/5 - (2 bình chọn)

Xương đòn hay còn gọi là xương quai xanh. Loại xương này nằm ở vùng vai và có thể bị gãy. Gãy xương đòn được xem là chấn thương xảy ra ở vùng vai phổ biến nhất. Cùng tìm hiểu rõ hơn xương đòn là gì, cấu tạo, tác dụng của loại xương này hay gãy xương đòn bao lâu lành, có nguy hiểm không, nên kiêng ăn gì khi bị gãy xương đòn trong bài viết dưới đây.

Xương đòn là xương gì?

Xương đòn hay xương quai xanh là xương nằm ở dưới bả vai. Có 2 xương đòn dưới vai, đối diện với nhau qua ức. Một đầu xương đòn khớp với xương ức nhờ một khớp tròn, đầu còn lại được khớp với xương bả vai nhờ khớp cùng đòn giúp kết nối cánh tay với thân.

Xương đòn

Cấu tạo xương đòn

Xương đòn có tên gọi khác là xương quai xanh, tiếng anh là collarbone. Xương mỏng dẹt, cong tương tự như hình chữ S, đóng vai trò kết nối hai xương ức với xương bả vai. Có thể quan sát được xương đòn bằng mắt thường do xương nhô ra rõ rệt ở dưới lớp da mỏng.

Độ dài của xương phụ thuộc vào cấu tạo bộ xương cơ thể nên có người xương đòn dài, cong, có người lại ngắn.

Xương đòn có cấu tạo gồm hai bờ đầu xương, thân xương và hai bờ xương đòn.

Thân xương đòn

Thân của xương đòn có hai mặt trên và mặt dưới:

  • Mặt trên: Bên ngoài gồ ghề, trong thì trơn nhẵn
  • Mặt dưới: Cũng rất gồ ghề, trong có vết ấn dây chằng sườn đòn. Vết ấn này có tác dụng để dây chằng sườn đòn bám vào. Ở bên ngoài, thân xương đòn có củ nón là điểm tựa để dây chằng nón bám vào, còn dây chằng bám vào đường thang. Có một rãnh ở giữa mặt dưới thân xương đòn để cho cơ dưới đòn bám.

Hai bờ của xương đòn

Đầu trước phía ngoài lõm, gồ ghề và khá mỏng, bên trong thì trơn nhẵn, dày và lồi. Bờ sau phía ngoài gồ ghề và lồi, bên trong thì lại lõm.

Đầu xương đòn

  • Đầu xương đòn cùng vai ở phía bên ngoài: Có hình dạng dẹt, diện khớp mỏm cùng khớp với mỏm cùng xương vai
  • Đầu ức ở phía bên trong: To và dày, có diện khớp ức giúp ghép nối được với xương ức

Cấu tạo xương đòn

Tác dụng của xương đòn

Xương đòn đóng vai trò kết nối xương ức và xương bả vai với nhau thông qua khớp đòn. Từ đó mà tất cả các hoạt động của cánh tay diễn ra bình thường. Khi xương đòn bị tổn thương, gãy, hoạt động của cánh tay bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Xương đòn có tác dụng như chiếc đòn gánh nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của vùng cánh tay.

Gãy xương đòn bao lâu lành?

Gãy xương đòn là chấn thương vùng vai phổ biến, theo số liệu thống kê chiếm đến 35 – 43% chấn thương ở vùng vai và chiếm đến 4% chấn thương toàn cơ thể. Nguyên nhân khiến xương quai xanh bị gãy là do vấp ngã hoặc tai nạn giao thông.

Tỷ lệ gãy xương đòn bên trái cao hơn so với xương đòn bên phải. Nguyên nhân là do đa số mọi người thuận bên phải, bên tay không thuận thường yếu hơn nên rất dễ bị gãy khi xảy ra va chạm. Ngoài ra, ở nước ta, khi tham gia giao thông, mọi người chạy bên phải nên chống xe bằng chân trái và khi ngã thường ngã bên trái.

Điều trị bảo tồn gãy xương đòn, người bệnh phải mang đai đeo trong thời gian từ 4 – 8 tuần, can xương cũng được hình thành trong thời gian này. Còn nếu mổ gãy xương đòn thì người bệnh vận động được sớm hơn nhưng can xương trong quá trình thực hiện phẫu thuật sẽ bị ảnh hưởng nên can xương hình thành chậm hơn.

Gãy xương đòn sau khoảng 3 – 6 tháng sẽ lành. Vì thế, trong thời gian này, người bệnh cần phải hạn chế cầm xách, mang vác vật nặng.

Đối với trường hợp, người bệnh thực hiện phẫu thuật mổ xương đòn khi bị gãy thì cần phải tránh chạy xe, lao động sớm. Bởi mặc dù không bị vướng víu, đau nhức nhưng những hoạt động này sẽ khiến cho xương đòn chưa lành bị lỏng, tuột vít. Khi đó, cuộc phẫu thuật bị thất bại cần phải thực hiện mổ lại. Do đó, người bệnh cần phải sau 2 – 3 tháng phẫu thuật mới nên vận động.

Để tránh bị cứng khớp lâu ngày không cử động, người bệnh cần phải tập vật lý trị liệu và có chế độ ăn uống khoa học, cũng như tái khám đúng theo lịch hẹn của bác sĩ, phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời khi xảy ra biến chứng.

Gãy xương đòn bao lâu lành

Biến chứng gãy xương đòn

Gãy xương đòn thường bị gãy ở vị trí 1/3 xương, cũng có thể là 1/3 trong hoặc 1/3 ngoài. Khi xương đòn bị gãy có thể chỉ là gãy đơn thuần nhưng cũng có thể gây ra những tổn thương thần kinh, mạch máu, màng phổi…

Đa số các trường hợp gãy xương đòn đều không nguy hiểm bởi đặc điểm của loại xương này là màng xương dày và nằm ở phía trên lồng ngực được cung cấp máu nhiều nên rất dễ hồi phục, lành lặn lại sau khi gãy. Mặc dù, xương đòn nằm ở trên những dây thần kinh mạch máu rất quan trọng nhưng khi bị gãy, đầu xương bị chệch đi nhưng vẫn ít ảnh hưởng đến dây thần kinh mạch máu.

Mặc dù vậy, một vài trường hợp, xương bị gãy phức tạp, những mảnh xương nhỏ đâm vào dây thần kinh, mạch máu dưới xương đòn dẫn đến các biến chứng nguy hiểm sau:

  • Chảy máu, tay bị liệt
  • Tràn khí màng phổi, tràn máu màng phổi dẫn đến suy hô hấp, thậm chí gây tử vong
  • Khó thở nếu như bị gãy cùng một lúc cả 2 bên xương đòn

Gãy xương đòn nên kiêng gì?

Để quá trình phục hồi khi bị gãy xương đòn nhanh hơn, người bệnh cần phải tránh xa những thực phẩm không tốt sau:

  • Các đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ
  • Đồ ăn quá cay nóng
  • Rượu bia, đồ uống chứa cồn, chứa chất kích thích
  • Nước ngọt có gas, trà đặc, socola

Gãy xương đòn nên kiêng gì

Bên cạnh đó, người bị gãy xương đòn nên bổ sung các loại thực phẩm hỗ trợ xương phục hồi nhanh hơn đó là:

  • Nhóm thực phẩm giàu kẽm, canxi, photpho và magie như hải sản, tôm, cua, cá, ngũ cốc, hạt óc chó, hạnh nhân, trứng gà….
  • Thực phẩm giàu vitamin nhóm B như trứng, sữa, thịt gà, thịt bò…
  • Rau củ quả và hoa quả tươi giúp cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết tốt cho cơ thể như trái cây họ cam, chuối, rau ngót, rau cải…

Trên đây là một số thông tin cần biết về xương đòn, tình trạng gãy xương đòn. Khi bị gãy xương đòn, ngoài bổ sung những thực phẩm nên ăn, không nên ăn, người bệnh cần đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và có biện pháp điều trị phù hợp, giúp xương đòn nhanh chóng phục hồi.


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *