Rắn cạp nong loài loài rắn quý hiếm có giá trị cao. Cạp nong là loài rắn rất độc gây nguy hiểm tới sức khỏe, thậm chí có thể gây chết người. Bài viết hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về loài rắn này.

Thông tin về rắn cạp nong

Tên thường gọi: Rắn cạp nong, rắn khúc vàng khúc đen, rắn ăn tàn, tu cáp đổng (dân tộc tày), Ngù tắm tàn (dân tộc thái).

Tên khoa học: Bungarus fasciatus

rắn cặp nong

Đặc điểm hình dạng

  • Đặc điểm nhận biết dễ dàng nhất là màu sắc của nó. Rắn cạp nong có 2 màu trên cơ thể đan xen nhau là màu vàng và đen.
  • Mặt cắt ngang hình tam giác, đầu to và rộng
  • Mắt có màu đen
  • Trên đầu của nó là những vệt màu vàng giống như mũi tên, môi màu vàng
  • Cạp nong có đầy đủ bộ phận hậu môn và các tiểu đơn
  • Đuôi nhỏ, dài bằng 1/10 chiều dài cơ thể
  • Chiều dài trung bình của rắn cạp nonh là 1,8 m
  • Một số con trưởng thành có thể dài tới 2,25 m

Đặc điểm rắn cặp nong

Đặc tính

  • Môi trường sống của loài rắn cạp nong là núi đất, rừng thưa, trảng cỏ, ven khe suối, nương rẫy
  • Chúng thường ẩn mình trong các khe đá, hốc cây, tổ mối và các hang của loài gặm nhấm
  • Rắn vàng trắng sống đơn lẻ
  • Chúng rất chậm chạp nên bên ngày sẽ cuộn mình trong tổ, đám cỏ rậm
  • Chúng thường đi săn khi trời mưa và ban đêm
  • Ban đêm rắn hoạt động và đi kiếm ăn ở bờ ruộng gần rừng, ven khe suối, vũng nước
  • Cạp nong không săn đuổi mồi mà chúng thường nằm chờ cho con mồi đi qua
  • Chúng bơi giỏi và thường bò theo ánh lửa
  • Cạp nong thường đẻ trứng và ấp nở vào khoảng tháng 4 đến tháng 5 hàng năm

Nó là loài khá nhút nhát nên chỉ xuất hiện nhiều vào ban đêm. Nếu gặp nguy hiểm, chúng sẽ cuộn tròn lại và dấu đầu dưới thân. Vào ban ngày, chúng sẽ nằm im trên bụi cỏ, cống nước do đó con người sẽ nguy hiểm hơn khi gặp chúng vào ban đêm.

Phân bố của rắn cạp nong

Rắn cạp nong có thể xuất hiện ở toàn bộ tiểu vùng Ấn Độ như maharashtra, bihar, jharkhand, Madhya Pradesh, Chhattisgarh và Andhra Pradesh đến Trung Quốc, bán đảo Malaysia, quần đảo Nam Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, Lào, Indonesia, singapore.

Chúng cũng có thể tìm thấy ở nhiều môi trường khác nhau, từ rừng đến đất nông nghiệp.

Nhóm thức ăn của rắn cạp nong

Đây là loài động vật ăn thịt, những nhóm động vật mà rắn cạp nong thường ăn là cá, ếch, trứng loài động vật khác và chúng có thể ăn thịt loài rắn khác nhỏ hơn mình.

Nọc độc

Nọc độc của rắn cạp nong chứa chất độc tố gây hại tới hệ thần kinh. Nọc độc của nó có thể gây nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy và gây chóng mặt. Nếu nhiều và không có không điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy hô hấp dẫn đến tử vong.

Nguồn tham khảo:

  1. https://vi.wikipedia.org/wiki/R%E1%BA%AFn_c%E1%BA%A1p_nong
  2. https://en.wikipedia.org/wiki/Banded_krait