Công trình đập thủy điện Tam Hiệp đang đứng trước nguy cơ bị vỡ gây ảnh hưởng tới hàng triệu hộ dân. Trước mùa mưa bão với mức nước dâng cao khiến nỗi lo lắng ngày càng nhiều trên không gian mạng. Dưới đây là một số thông tin về đập Tam Hiệp lớn nhất này.
Vậy, đập Tam Hiệp nằm ở đâu, Bạn có biết thông tin đầy đủ về con đập này, Mời mọi người cùng tham khảo qua bài viết dưới đây.
Đập Tam Hiệp nằm ở đâu?
Đập Tam Hiệp là công trình thủy điện có quy mô lớn nhất thế giới, đặt tại Trung Quốc, xếp ngay sau Vạn Lý Trường Thành.
Vị trí đập tam hiệp từ bản đồ: Đập Tam Hiệp là một thủy điện nằm chặn sông Trường Giang ở Tam Đẩu Bình, Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.
Thực tế, con đập này nằm chắn ngang Dương Tử Giang thuộc khu vực Tam Đẩu Bình, thành phố Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.
Nội dung chính
Đây được xem là thiết kế hoàn hảo của người Trung Quốc nhằm hướng tới các mục tiêu lâu dài sản xuất thủy điện. Nhằm đáp ứng cho nhu cầu trong nước, kiểm soát lũ gây sạt lở và góp phần cải thiện hệ thống đường giao thông tại nơi này.
Vài thông số về đập thủy điện Tam Hiệp
Người Trung Quốc rất tự hào với hàng loạt những công trình nghệ thuật, kiến trúc, khoa học đạt đến đỉnh cao. Một trong số đó là đập thủy điện Tam Hiệp.
Đây là công trình thủy điện được xây dựng với quy mô khủng, đi kèm theo đó là những con số khiến thế giới phải kinh ngạc.
Đập thủy điện Tam Hiệp có chiều dài tổng cộng 2.309m, chiều cao 185m trên mực nước biển. Được xây dựng dựa trên hình thức đập trọng lực bê tông cốt thép, dung tích hồ lên đến 38 tỷ m3. Trong đó, chiều dài hồ tính theo sông vào khoảng 660km, diện tích mặt hồ 13.000km2. Cho phép dung tích phòng lũ 22,38 tỷ m3. Theo ước tính, công trình khá tiêu tốn với các con số:
- Hơn 27 triệu m3 bê tông cho phần thành đập, cao 181 m so với nền.
- Gần 500.000 tấn cốt thép.
- Hơn 102 triệu m3 đã được bốc dở lên.
Có tất cả 34 tổ máy phát điện làm việc liên tục tại công trình này. Công suất mỗi tổ có khả năng đạt đến 700 MW, công suất phát điện thiết kế 18.200 MW, cung ứng cho toàn Trung Quốc 84,3 tỷ KWh/năm.
Tính từ lúc bắt đầu khởi công cho đến hiện tại, tổng số vốn mà Trung Quốc phải chi cho đập Tam Hiệp đã hơn 30 tỉ USD.
Con số này dự kiến sẽ còn tăng lên theo thời gian và đang vấp phải sự phản đối kịch liệt từ quốc hội Trung Quốc. Sẽ có hàng loạt những di tích, khu du lịch, hệ sinh thái tại đây bị phá vỡ nếu như con đập này tiếp tục mở rộng.
Đập Tam Hiệp từ ý tưởng đến thực tế sau 15 năm
Ý tưởng xây dựng một con đập vừa để giương cao uy quyền, vừa giúp kiểm soát lũ, bảo vệ tín mạng người dân sống gần khu vực sông Dương Tử. Khởi nguồn từ Tôn Trung Sơn, nhân vật lịch sử nổi tiếng, nhà lãnh đạo cách mạng Tân Hợi năm 1911.
Mặc dù vậy, công trình này luôn vì nhiều lý do mà bị trì hoãn trong một khoảng thời gian dài, từ lúc lên kế hoạch (1919) cho đến năm 1946. Diễn ra cách mạng giành chính quyền tại Trung Quốc rồi kéo dần đến 1970 do hàng loạt những mâu thuẫn và bất ổn xã hội.
Mãi đến tháng 12/1994 dự án mới chính thức bắt tay vào xây dựng. Hồ thủy điện bắt đầu có nước vào tháng 6/2013 nhưng phải đến tháng 7/2012 thì toàn bộ công trình gồm thành đập. Chân đập mới được coi là hoàn thiện, có thể đưa vào vận hành.
Những hệ lụy từ đập thủy điện Tam Hiệp
Đập Tam Hiệp chính thức đi vào hoạt động đã gây ra không ít những luồng dư luận trái chiều trong và ngoài nước. mặc dù, Trung Quốc đã liên tục chỉ ra những lợi ích thiết thực từ công trình có một không hai này.
- Vấn đề ô nhiễm môi trường
Đập Tam Hiệp làm cho con người liên tục hứng chịu những ảnh hưởng xấu về môi trường là điều chắc chắn. Chính nhà cầm quyền Trung Quốc cũng phải thừa nhận điều đó.
Để ứng phó với các đợt lũ lụt, con đập này đã có 3 lần xả nước và gây những thiệt hại không nhỏ cho khu vực hạ lưu Dương Tử Giang.
Cụ thể, đã có hơn 70% lượng nước ngọt tại Trung Quốc bị biến chất không thể cứu vãn do đập nằm bên trên các nhà máy xử lý chất thải và khai thác mỏ.
Chưa kể, chung quanh đập Tam Hiệp là phong cách non nước hữu tình bên dòng sông Dương Tử. Đây còn là nơi cư ngụ của gần 6.500 loài thực vật. Hơn 3.000 loài côn trùng, hơn 800 loài động vật: lớp chim, cá, thú, bò sát… Môi trường ô nhiễm khiến cho đời sống của chúng bị ảnh hưởng không ít.
- Nạn di dân
Để có được vị trí đặt công trình thủy điện Tam Hiệp, Trung Quốc buộc phải di dời và tìm nhà mới cho hơn 1 triệu người. Không dừng lại ở đó, cuộc di dời này vẫn đang tiếp diễn để đưa người dân ra khỏi khu vực hoàn toàn.
- Sạt lở đất gây xói mòn
Chính vì quy mô của con đập này quá lớn đã gây tác động xấu đến các dạng địa hình. Đất đai nơi đây không những khó trồng trọt, giảm sản lượng mà hệ sinh thái còn bị phá vỡ dần dần. Dự báo trước tương lai ảm đạm của ngành ngư nghiệp.
Bởi thế, phía lãnh đạo Trung Quốc đã cố gắng mọi biện pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng này. Bằng việc chi hơn 600 tỉ NDT (86 tỷ USD) với mong muốn khắc phục nhưng xem ra chỉ ra “muối bỏ biển”.
- Làm chậm nhịp quay Trái đất
Việc xuất hiện một đập thủy điện có chiều cao 185m dùng để trữ 42 tỷ tấn nước đã gây ra hiện tượng mô men quán tính. Tác động đến vòng quay của Trái đất, tạo ra hàng loạt địa chấn trong khu vực.
Đập Tam Hiệp liệu có thực sự mang yếu tố tích cực?
Chính phủ Trung Quốc mô tả, với 34 máy phát điện công suất cực lớn đi vào hoạt động. Đập Tam Hiệp có đủ khả năng sản xuất hơn 22 triệu KW điện dùng cho cả nước. Sản lượng điện tính ra gấp chục lần so với đập thủy điện Hoover hiện đại của Mỹ. Dù vậy, giá điện tại Trung Quốc vẫn đang là gánh nặng cho nhiều người dân nơi đây.
Họ lý giải, sông Dương Tử luôn là mối đe dọa cho người dân vì hay xuất hiện lũ lụt theo mùa. Ngày nay, nhờ có đập Tam Hiệp giữ nước mới có thể đem lại sự bình yên cho hàng triệu người dân sống. Tại khu vực hạ lưu cũng như các vùng lân cận như: Thượng Hải, Nam Kinh, Vũ Hán…
Tuy nhiên, thực tế trái ngược, chỉ sau 4 năm đập Tam Hiệp chính thức hoạt động. Các tỉnh phía Nam Trung Quốc không ngừng chịu những trận lụt kinh hoàng. Có đến hơn 1,3 triệu người phải rời bỏ nhà cửa, nhiều công trình cùng di tích lịch sử văn hóa cũng bị xóa sổ.
Những tranh cãi xung quanh công trình thủy điện lớn nhất thế giới
Vào tuần trước, một số tờ báo phương Tây đưa tin, mực nước tại đập Tam Hiệp dâng cao đến mức báo động khi chạm đỉnh 147m do khu vực phía Đông và Nam Trung Quốc mưa to trong nhiều ngày. So với mức cảnh báo lũ thì đã vượt quá giới hạn 2m.
Nhiều nguồn tin và hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy, hình dáng con đập này đã có sự thay đổi và hình thành độ lồi lõm, dấy lên sự lo ngại về nguy cơ vỡ đập một khi công trình này không thể trụ nổi.
Mới đây, chỉ sau 1 ngày lưu lượng nước đã tăng từ 20.500 m3/s lên 26.500m3/s với tốc độ kinh hoàng. Một sự cảnh báo đỏ về trận lụt thảm khốc có thể diễn ra trong vòng 80 năm qua tại Trùng Khánh. Nhanh chóng phát đi, hàng chục nghìn người dân ở thượng nguồn sông Dương Tử đã được sơ tán.
Không chỉ vậy, ở khu vực trung và hạ nguồn cũng cùng chung số phận khi các tỉnh thành Hồ Nam, Hồ Bắc, Giang Tô, Chiết Giang, Thượng Hải. Tiếp tục hứng chịu các đợt mưa bão, dự báo trong 20 ngày tới, tình hình di dân nơi đây sẽ còn hỗn loạn hơn.
Trong đó, trên trang báo của ĐCS Trung Quốc có dẫn lời trích dẫn của các chuyên gia tại đây rằng công trình vẫn rất an toàn, kiên cố và không hề phải chịu sức ép quá lớn nào.
Những người đầu chịu trách nhiệm về đập Tam Hiệp cũng liên tục trấn an mọi người. Dù có con đập có ít nhiều sự biến dạng thì con đập này vẫn là bức tường thành ngăn sông kiên cố.
Tuy nhiên, thông tin mới đây, một chuyên gia người Đức đã đưa ra lời cảnh báo hàm ý đập Tam Hiệp thực sự đang có vấn đề và nguy cơ vỡ đập là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
NTD, một đài truyền hình của Mỹ cũng cho biết, tất cả người dân sống tại khu vực hạ lưu và trung lưu con đập này. Kể cả các trung tâm lân cận như Nam Kinh, Thượng Hải… khó tránh được rủi ro trong thời gian tới.
Nếu những dự báo này trở thành hiện thực thì quả là sẽ có hơn 60 triệu người Trung Quốc rơi vào cảnh khốn cùng.
Video đập tam hiệp
Trên đây là những giải đáp cho thắc mắc đập Tam Hiệp nằm ở đâu. Mọi thông tin mới nhất về con đập này, chúng tôi sẽ cập nhật liên tục, mời mọi người đón xem ở các bài viết sau.