Chắc hẳn rất nhiều phụ huynh đều quan tâm đến điều lệ trường tiểu học. Bởi chúng có liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm của giáo viên, học sinh. Trong năm 2020 này, điều lệ đã có nhiều đổi mới giúp cho giáo dục tiểu học trở lên tốt hơn.
Trước đây, thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT được ứng dụng trong vòng 10 năm. Vì vậy có rất nhiều nội dung không còn phù hợp với thời đại giáo dục mới.
Với thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT mới đã có nhiều nội dung được thay thế. Đặc biệt giáo viên nhà trường sẽ không còn ở tình trạng cầm tay chỉ việc nữa. Vậy những điểm mới trong điều lệ của trường tiểu học ở thông tư này là gì?
Nội dung chính
Học sinh trên 9 tuổi có thể được vào lớp 1
Thông thường, trẻ bắt đầu 6 tuổi là được vào lớp 1. Nhưng với điều 33, khoản 1 của Thông tư 28 thì:
- Học sinh bị khuyết tật, phát triển trí lực và thể lực kém. Những đứa trẻ thuộc vùng thiểu số, điều kiện kinh tế khó khăn. Trẻ mồ côi cha mẹ, trẻ sinh sống nước ngoài trở về quê hương. Hoặc trẻ em nước ngoài về đây học tập. Tất cả trường hợp này có thể vào lớp 1 với số tuổi cao hơn 6 tuổi không quá 3 tuổi theo đúng quy định.
- Trường hợp trẻ có số tuổi vượt quá 3 tuổi vào tiểu học sẽ được trưởng phòng Giáo dục và đào tạo đưa ra quyết định.
Trong khi đó ở thông tư 41 cũ thì các trường hợp trên có thể học lớp 1 nhưng trong độ tuổi 7-9 tuổi. Đối với trẻ trên 9 tuổi hầu như không có quy định nào.
Như vậy bạn sẽ thấy trẻ em thuộc đối tượng “đặc biệt” có cơ hội đến trường lớp hơn. Đây là một điểm đáng mừng dành cho bậc cha mẹ có con em thuộc đối tượng trên.
Hình thức nộp đơn xin chuyển trường
Ở điều lệ trường tiểu học thuộc thông tư 28 có quy định ở khoản 2 điều 36 về vấn đề nộp đơn xin chuyển trường. Các bậc phụ huynh hoặc người giám hộ học sinh có thể nộp xin chuyển trường thông qua hình thức trực tiếp. Hoặc họ có thể nộp qua bưu điện, trực tuyến tại cổng dịch vụ công.
Ở điều lệ ban hành 2010, hình thức nộp xin chuyển trường không nằm trong quy định. Ở Thông tư mới, Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành khá cụ thể về khoản mục này. Từ đó, phụ huynh linh hoạt và dễ dàng trong vấn đề chuyển trường cho con em.
Tăng thời gian xử lý với đơn xin chuyển trường
Ở thông tư 2010, điều lệ chỉ cấp phép hiệu trưởng trường nơi chuyển tới có ý kiến đồng ý tiếp nhận học sinh trong đơn. Quá trình tổ chức, khảo sát, tư vấn và tiếp nhận học sinh bước vào lớp chỉ vẻn vẹn 1 ngày. Nhưng với thông tư 2020 thì thời gian này đã được tăng lên thành 3 ngày. Điều này thể hiện chi tiết ở khoản 2 điều 36 như sau:
- Trong thời gian không được vượt quá 03 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận đơn. Hiệu trưởng nơi chuyển đến đề xuất ý kiến đồng ý việc tiếp nhận học sinh vào đơn. Nếu không đồng ý cần ghi rõ và đầy đủ lý do trong đơn. Đơn cần được trả lại cho bậc phụ huynh hoặc người giám hộ theo cách thức đã tiếp nhận đơn.
- Trong thời gian không vượt quá 03 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận đầy đủ hồ sơ. Hiệu trưởng trường nơi chuyển tới tổ chức trao đổi, tư vấn, khảo sát và tiếp đón học sinh vào lớp.
Học sinh từ nước ngoài trở về nước có thêm thủ tục chuyển trường
Trường hợp học sinh từ nước ngoài trở về quê hương muốn đăng ký chuyển trường: Học sinh sẽ cần thực hiện các thủ tục đã được quy định ở khoản 3 điều 36 của điều lệ trường tiểu học thông tư 28.
- Phụ huynh hoặc người giám hộ học sinh sẽ nộp đơn đề nghị. Đơn này được làm theo mẫu tại phụ lục II đi kèm với thông tư. Bạn sẽ nộp đơn này đến trường cần chuyển đến trực tiếp hoặc bưu điện hay trực tuyến.
- Trong thời gian <=3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn: Hiệu trưởng nơi chuyển đến sẽ đồng ý tiếp nhận học sinh ở trong đơn. Nếu không đồng ý, hiệu trưởng cần ghi rõ lý do ở trong đơn. Đơn sẽ được trả lại cho phụ huynh hoặc người giám hộ theo hình thức đã tiếp nhận đơn.
- Trường hợp đồng ý tiếp nhận học sinh, thời gian <=7 ngày tính từ thời điểm nhận đơn: Hiệu trưởng sẽ tổ chức khảo sát trình độ học tập của học sinh. Sau đó, học sinh được xếp vào lớp phù hợp với khả năng. Hồ sơ học sinh được quản lý theo đúng quy định.
Toàn bộ các thủ tục trên hoàn toàn chưa có trong thông tư 2010. Vì vậy đây là một điểm mới hoàn toàn ở trong thông tư mới.
Nghiêm cấm phê bình học sinh trước cả lớp
Nếu thông tư trước đây, quy định việc phê bình, kỷ luật học sinh không được rõ ràng. Thì đến thông tư mới này đã có nhiều điều thay đổi.
Học sinh khi mắc khuyết điểm về học tập, rèn luyện. Căn cứ vào mức độ mà áp dụng biện pháp kỷ luật:
- Nhắc nhở, hỗ trợ trực tiếp học sinh để có sự tiến bộ hơn.
- Thông báo với phụ huynh nhằm cải thiện và khắc phục khuyết điểm.
- Giáo viên tuyệt đối không phê bình học sinh đó trước lớp, trong cuộc họp hoặc trước nhà trường.
Như vậy, học sinh sẽ được đảm bảo quyền riêng tư. Hơn thế nữa, chúng cảm thấy được tôn trọng, bớt tự ti hơn. Đây là cách giúp học sinh có cơ hội sửa sai mà không xấu hổ với bạn bè. Hiệu quả giáo dục sẽ được nâng cao hơn.
Từ đây bạn có thể thấy được 5 điểm mới rất quan trọng của điều lệ trường tiểu học 2020. Hy vọng giáo viên và phụ huynh sẽ nắm bắt được các quy định này. Từ đó thúc đẩy công tác giáo dục đạt hiệu quả cao hơn.
Dưới đây là video tổng kết các điểm mới trong điều lệ trường tiểu học 2020.
Bài viết đã tổng hợp đầy đủ điều lệ trường tiểu học trong thông tư số 28. Nếu bạn có điều gì thắc mắc có thể để lại comment phía dưới.