Ngày nay với sự bùng nổ và phát triển không ngừng của ngành công nghiệp 4.0, đã mở ra nhiều xu hướng mới và thay đổi hành vi thói quen mua sắm của người tiêu dùng mà trong đó không thể không kể đến xu hướng E-commerce. Vậy E-commerce là gì?
Nội dung chính
- 1 E-commerce là gì?
- 2 Các mô hình hoạt động trong E-commerce (TMĐT)
- 3 Các xu hướng E-commerce (TMĐT) năm 2020
- 3.1 Xu hướng thiết kế app thương mại điện tử
- 3.2 Mối liên hệ giữa mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử
- 3.3 Mô hình thực tế ảo (Virtual Reality – VR), (Augmented Reality – AR) lên ngôi
- 3.4 Có nhiều hình thức VR khác nhau từ đơn giản đến phức tạp
- 3.5 Quảng cáo bằng Video
- 3.6 Ứng dụng chat trực tuyến tự động với khách hàng
- 3.7 Quảng bá và bán hàng đa kênh
- 4 Top Website Thương Mại Điện Tử Hàng Đầu Thế Giới 2020
- 5 Top Website Thương Mại Điện Tử Hàng Đầu Việt Nam 2020
E-commerce là gì?
E-commerce có nghĩa là thương mại điện tử (TMĐT). Nói một cách đơn giản, e-commerce chỉ các hoạt động kinh doanh, thương mại, mua bán một sản phẩm hay dịch vụ nào đó trên nền điện tử internet (hay còn gọi là online trực tuyến).
Theo định nghĩa của Tổ chức thương mại thế giới WTO: “Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet. Nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hóa thông qua mạng Internet”.
Sàn giao dịch E-commerce (TMĐT) có chức năng làm cầu nối giúp cho các cá nhân, tổ chức, đơn vị buôn bán hàng hóa trên nền tảng website thương mại điện tử mà trong đó nó sẽ hiển thị đầy đủ các thông tin liên quan đến sản phản hữu hình hoặc sản hẩm vô hình (dịch vụ).
Các mô hình hoạt động trong E-commerce (TMĐT)
Mô hình B2C – Business to Consumer (hình thức thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Ví dụ: amazon.com, shoptretho.com.vn
Mô hình B2B – Business to Business (hình thức thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp
Ví dụ: alibaba.com, ecvn.com.vn
Mô hình C2C – Consumer to Consumer (hình thức thương mại điện tử giữa người tiêu dùng và người tiêu dùng)
Ví dụ: ebay.com
Một số mô hình khác
Ngoài những mô hình phổ biến chính nêu trên còn có một số mô hình thương mại diện tử khác như:
Mô hình B2G – Business to Government
Ví dụ: Đấu thầu công
Mô hình G2B – Government to Business
Ví dụ: Hải quan điện tử
Mô hình G2G – Government to Government
Ví dụ: ELVIS – Vietnam – USA
Mô hình G2C – Government to Consumer
Ví dụ: Dịch vụ TNCNonline.com.vn
Mô hình C2G – Consumer to Government
Ví dụ: ato.gov.au
Mô hình C2B – Consumer to Business
Ví dụ: vietnamwork.com
Mô hình B2E (Business to Employee)
Ví dụ: Chính sách quản lý bảo hiểm trực tuyến
Các xu hướng E-commerce (TMĐT) năm 2020
Xu hướng thiết kế app thương mại điện tử
Theo các báo cáo và dữ liệu thống kê thì smartphone là thứ không thể thiếu đối với mỗi cá nhân. Đa phần thời gian sử dụng điện thoại là dành cho các App và lượng traffic của một kênh bán hàng hơn 60% là đến từ các App Mobile.
Mối liên hệ giữa mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử
Mạng xã hội (MXH) có khả năng tác động đến hành vi mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng từ lúc tìm kiếm thông tin, lọc thông tin, lựa chọn hàng hóa đến phản hồi sau khi mua hàng.
Hầu như sàn thương mại điện tử nào đạt hiệu quả cao về các chỉ số trên các trang MXH thì cũng sẽ đua top về lượng truy cập website hàng tháng. MXH cho thấy sức mạnh tương tác của mình và là một yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến chiến lược cạnh tranh của các sàn thương mại điện tử.
Mô hình thực tế ảo (Virtual Reality – VR), (Augmented Reality – AR) lên ngôi
Thực tế ảo là môi trường không gian ba chiều, được tạo ra để khám phá và người dùng trở thành một phần của thế giới ảo này hoặc được đắm mình trong môi trường này, có thể điều khiển các đối tượng hoặc thực hiện một loạt các hành động.
Có nhiều hình thức VR khác nhau từ đơn giản đến phức tạp
Google Cardboard: Chỉ cần điện thoại di động và một chiếc kính (thậm chí có thể tự làm bằng bìa), đáp ứng được phần nhìn toàn cảnh 360.
Samsung Gear, Google Daydream sử dụng điện thoại, hay kính dùng độc lập như Oculus Go. Trải nghiệm và tương tác nhiều hơn so với Cardboad.
Thiết bị cao cấp như Oculus Rift, HTC Vive bao gồm kính thực tế ảo với máy tính cấu hình cao để xử lý.
Công nghệ thực tế ảo mới bắt đầu ở Việt Nam thời gian gần đây và chưa được ứng dụng rộng rãi vào các lĩnh vực, chủ yếu ở mức đơn giản như mô phỏng 3D hay hình ảnh, video 360.
Quảng cáo bằng Video
Xu hướng hành vi ra quyết định mua hàng theo khảo sát là nhờ sự góp phần to lớn của các video. Tuy nhiên nếu không muốn bị “skip” ngay lập tức, bạn cần sử dụng và truyền tải nội dung một cách khéo léo và thông minh, khiến cho khách hàng không cảm thấy mùi vị “quảng cáo” nồng nặc.
Video chính là một sự lựa chọn cần đầu tư nếu bạn muốn bắt kịp xu hướng của khách hàng trong 2020.
Ứng dụng chat trực tuyến tự động với khách hàng
Chat trực tuyến tự động có lẽ không còn quá xa lạ nếu bạn là một tín đồ yêu mua sắm. Đó gọi là công nghệ Chatbots.
Chatbots là một ứng dụng kĩ thuật công nghệ máy đi kèm với các mẫu câu đề xuất và trò chuyện trực tiếp với khách hàng. Chatbots giúp người bán hiểu rõ hơn về mong muốn, thị hiếu và nhu cầu của khách hàng.
Dự tính đến năm 2025, Chatbots sẽ tích hợp và nâng cấp công nghệ AI vào thương mại điện tử. Bạn có thể tham khảo eBay, Snap Travel như là các ví dụ về Chatbots.
Quảng bá và bán hàng đa kênh
Thị trường bán lẻ tại Việt Nam trở nên sôi động hơn bao giờ hết trong những năm gần đây, Việt Nam là một mảnh đất màu mỡ và là cơ hội tiềm năng theo nhận định của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Để bán hàng nhanh hơn và có thể tiếp xúc được lượng khách hàng lớn cũng như tăng khả năng tìm kiếm đúng khách hàng mục tiêu, bạn cần phải khai thác nhiều nền tảng thay vì chỉ 1 hay 2 kênh truyền thống.
Kênh mua sắm hiện nay đã trở nên đa dạng hơn và khách hàng có nhiều sự lựa chọn với sàn thương mại điện tử, mạng xã hội và các diễn dàn, thương mại di động.
Chính vì vậy, việc kết hợp đa kênh hoạt động marketing và sale đóng vai trò rất uan trọng với . Cóthị trường bán lẻ hiện đại. thể kể đến như: Các trang mạng xã hội (Facebook, Instagram, Youtube); Email marketing
Top Website Thương Mại Điện Tử Hàng Đầu Thế Giới 2020
#1 Taobao
Website: https://taobao.com/
#2 Amazon
Website: https://www.amazon.com/
#3 Walmart
Website: https://www.walmart.com/
#4 eBay
Website: https://www.ebay.com/
#5 Target
Website: https://www.target.com/
#6 Alibaba
Website: http://www.alibaba.com/
#7 Flipkart
Website: https://www.flipkart.com/
#8 NewEgg
Website: https://www.newegg.com/
#9 Overstock
Website: https://www.overstock.com/
#10 Best Buy
Website: http://bestbuy.com/
Top Website Thương Mại Điện Tử Hàng Đầu Việt Nam 2020
#1 Shopee
Website: https://shopee.vn/
#2 Tiki
Website: https://tiki.vn/
#3 Lazada
Website: http://www.lazada.vn/
#4 Thế Giới Di Động
Website: https://www.thegioididong.com/
#5 Sen Đỏ
Website: https://www.sendo.vn/
#6 FPT Shop
Website: https://fptshop.com.vn/
#7 Điện Máy Xanh
Website: https://www.dienmayxanh.com/
#8 A Đây Rồi
Website: https://www.adayroi.com/
#9 Cellphone S
Website: https://cellphones.com.vn/
#10 Vật Giá
Website: http://www.vatgia.com/home/