giấy đi đường

Trong quá trình làm việc, bạn không tránh khỏi những chuyến đi công tác. Hầu hết toàn bộ chi phí sẽ được công ty chi trả cho những chuyến đi này. Đặc biệt, bạn sẽ được kế toán lập giấy đi đường để tiện cho quá trình công tác.

Bất cứ ai khi đi làm cũng mong có được cơ hội đi công tác, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ. Hơn nữa, bạn sẽ được chi trả lại số tiền ứng trước thông qua giấy đi đường. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng thiết thực, có rất nhiều mẫu giấy đi đường mới được ra đời.

Hiểu được điều này, chúng tôi có cung cấp một số mẫu mới ngay trong bài viết. Hy vọng chúng sẽ mang lại nhiều hữu ích cho bạn.

Bạn hiểu thế nào về mẫu giấy đi đường?

Nói về giấy đi đường không phải ai cũng biết, nhất là với dân kinh doanh, làm nghề tự do. Giấy này còn được gọi với tên khác là giấy thông hành.

Mẫu giấy đi đường [ Chuẩn ]
Mẫu giấy đi đường
Để dễ hiểu, bạn chỉ cần biết giấy này chính là căn cứ để tiến hành thanh toán công tác phí. Chúng bao gồm: chi phí ăn uống, đi lại, gửi xe,… Ngoài ra, chúng còn bao gồm một vài thủ tục cần thiết dành cho cán bộ, nhân viên công chức,… Nhằm thực hiện việc chi trả cho phí đi đường. Mẫu giấy này thường được ứng dụng ở cơ quan đoàn thể, công ty và doanh nghiệp.

Lợi ích và vai trò

Giấy thông hành thuộc một trong số thủ tục hành chính của công ty, doanh nghiệp. Chúng thường được dùng cho những chuyến đi công tác, di chuyển. Chúng cũng là căn cứ để cán bộ, người lao động làm thủ tục thiết yếu khi có chuyến đi công tác. Ngoài ra, giấy còn là căn cứ để thanh toán công tác phí, tàu xe khi nhân viên hoàn thành nhiệm vụ trở về.

Nội dung trong giấy gồm: địa điểm, ngày tháng sinh, chữ kỹ, con dấu,… Tất cả thông tin được nhận dạng rõ ràng. Như vậy việc di chuyển, thông hành sẽ thuận lợi hơn.

Vai trò của giấy thể hiện ở các khía cạnh sau:

  • Giúp cho việc di chuyển trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn.
  • Giúp cán bộ, nhân viên được thanh toán, quyết toán toàn bộ kinh phí khi đi công tác.

Hướng dẫn viết giấy đi đường

Thông thường, kế toán hay bộ phận hành chính sẽ xử lý thủ tục cấp giấy. Người đi công tác có nhu cầu ứng tiền cho chuyến đi sẽ đem giấy này tới phòng kế toán để làm thủ tục tạm ứng.

  • Cột 1: Ghi rõ địa điểm đi, địa điểm công tác.
  • Cột 2: Ghi rõ ngày đi và ngày đến chỗ công tác.

Khi bạn đã tới địa điểm công tác, bạn cần xác nhận ngày, giờ đến và đi. Điều này thể hiện qua con dấu và chữ ký xác nhận của người có quyền và trách nhiệm ở cơ quan công tác đó.

  • Cột 3: Phương tiện dùng để đi lại: Cần ghi rõ ràng là đi xe khách, máy bay hay xe của cơ quan,…
  • Cột 4: Độ dài quãng đường từ địa điểm đi đến địa điểm đến.
  • Cột 5: Ghi rõ ràng thời gian công tác.
  • Cột 6: Ghi chi tiết lý do lưu trú.
  • Cột 7: Chữ ký của người có thẩm quyền và con dấu của nơi đến công tác.

Trong quá trình di chuyển công tác, bạn cần xuất trình giấy đi đường để được xác nhận bởi bộ phận phụ trách. Những thông tin xác nhận bao gồm: ngày về, thời gian lưu trú,… Bạn đừng quên các chứng từ kèm theo: vé xe, hóa đơn thanh toán tiền phòng,… Chúng đi kèm với giấy thông hành để nộp lại cho phòng kế toán. Họ sẽ làm thủ tục thanh toán tạm ứng đầy đủ cho bạn. Cuối cùng kế toán trưởng ký và duyệt chi thanh toán. Toàn bộ các giấy tờ sẽ được lưu lại ở phòng kế toán.

Mẫu giấy đi đường mới và chuẩn

Hiện tại có rất nhiều mẫu bạn có thể tham khảo và ứng dụng sao cho phù hợp. Dưới đây là một số mẫu điển hình:

  • Mẫu C16 – HD theo thông tư 107/2017/TT-BTC
  • Mẫu số 04-LĐTL theo thông tư 133/2016/TT-BTC
  • Mẫu giấy theo quyết định 19/2006/QĐ-BTC

Lưu ý trong quá trình lập và dùng giấy đi đường

Không phải ai cũng có kinh nghiệm lập và sử dụng giấy thông hành tránh sai sót. Bởi vậy bạn cần lưu ý một vài điểm dưới đây:

  • Cần trình bày rõ ràng và chi tiết mốc thời gian đi, ngày tháng năm công tác.
  • Trình bày rõ và chi tiết toàn bộ các khoản chi tiêu dự tính chi phí trong quá trình công tác. Tất cả các hóa đơn, chứng từ đầy đủ và hợp lý để làm căn cứ khấu trừ sau khi về.
  • Mục đích và quyết định công tác cần được chuẩn bị kỹ lưỡng để xuất trình trước khi xin giấy thông hành.
  • Khi có lệnh cử cán bộ đi công tác, bạn sẽ được cấp giấy thông hành do bộ phận hành chính. Bạn cần cấy giấy này đến bộ phận kế toán để làm thủ tục tạm ứng tiền đi lại.
  • Sau khi hoàn thành công tác trở về, bạn sẽ xuất trình giấy này để xác nhận ngày về. Ngoài ra, thời gian lưu trú công tác, các hóa đơn chứng từ thanh toán trong khoảng thời gian này. Bạn sẽ được hưởng khoản thanh toán và tiền tạm ứng ở bộ phận kế toán.
  • Kế toán trưởng sẽ trực tiếp duyệt chi khoản chi phí này.

Bởi vậy, trước khi đi công tác, bạn hãy liên hệ phòng kế toán để làm giấy đi đường. Bạn sẽ được tạm ứng một khoản phí cho quá trình công tác diễn ra suôn sẻ.

Dưới đây là video thực hành giấy đi đường bạn có thể tham khảo:

Bài viết đã tổng hợp được đầy đủ các mẫu giấy đi đường mới và chuẩn của năm 2020. Nếu bạn còn điều gì băn khoăn có thể để lại comment phía dưới.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *