Microfiber là chất liệu gì?

Microfiber xuất hiện đã tạo ra một cuộc cách mạng lớn trong ngành công nghiệp chăn ga gối đệm hiện nay. Vậy Microfiber là gì? Đặc tính của Microfiber như thế nào mà nó lại khiến nhiều người ưa thích đến như vậy?

Chất liệu Microfiber là gì?

Vải Microfiber chính là một loại sợi có cấu trúc vô cùng nhỏ, nó có đường kính nhỏ hơn 10 micromet và chỉ bằng 1/5 đường kính sợi tóc của mỗi chúng ta.

Sợi Microfiber nói đơn giản chính là một loại sợi tổng hợp được tạo ra từ 2 chất polyester và polyamide cho nên nó được tích hợp đầy đủ những ưu điểm của 2 dòng sợi đó.

Sợi polyester có tính bền vào độ cứng cao, còn sợi polyamide thì lại có khả năng hấp thụ vô cùng tốt. Sợi Microfiber đã thể hiện được tất cả những tính năng ưu việt như sự mềm dẻo, hấp thụ hay khả năng chống thấm nước, lọc khuẩn…

Microfiber là chất liệu gì?
Microfiber là chất liệu gì?

Đặc tính của Microfiber

Ưu điểm

Từ rất lâu trở lại đây thì sợi Microfiber đã là sự lựa chọn hàng đầu của rất nhiều ngành công nghiệp lớn như dệt may, sản xuất chăn ga… Lý do nó được nhiều nhà sản xuất sử dụng như vậy bởi nó mang lại những lợi ích lớn hơn so với loại bông truyền thống

Mang lại cảm giác thoải mái

Đây là yếu tố quan trọng nhất để có thể đánh giá chất lượng của một bộ chăn ga gối đệm. Nếu như bạn đang tìm kiếm một bộ chăn ga gối đệm giúp mang lại cảm giác mềm mượt, vỗ về làn da của mình thì chất liệu Microfiber chính là sinh ra để dành cho người sử dụng.

An toàn tuyệt đối

Microfiber được tổng hợp từ 2 chất liệu vô cùng an toàn và thân thiện tuyệt đối với người sử dụng cho nên tất cả các sản phẩm được làm từ chất liệu Microfiber đều đảm bảo an toàn tuyệt đối với sức khoẻ người surwr dụng.

Khả năng chống ẩm tuyệt vời

Khi bạn giặt bất kỳ một sản phẩm nào mà nó được làm từ chất liệu Microfiber các phân tử nước không thấm vào cấu trúc của sợi vải mà nó chỉ đi vào khoảng cách giữa các sợi.

Đây chính là lợi thế lớn, giúp chăn ga gối nệm không bị ẩm ướt bởi khả năng kháng ẩm lớn.

Độ bền cao

Chất liệu Microfiber rất ít khi bị phai màu mặc dù nó được sử dụng hay giặt nhiều lần hơn so với những chất liệu khác. Sau khi giặt thì Microfiber vẫn có thể duy trì được nguyên hình dạng ban đầu của mình.

Khả năng kháng khuẩn cao

Microfiber là chất liệu được sử dụng vô cùng phổ biến ở trong các bệnh viện cũng như đã được chứng minh từ Hiệp hội chuyên gia về Kiểm soát Nhiễm trùng và Dịch tễ học.

Việc sử dụng tất cả những tính năng ưu vượt đã giúp chất liệu vải Microfiber được sử dụng phổ biến tại các bệnh viện, ngăn ngừa mầm bệnh…

Nhược điểm của Microfiber

Mặc dù có rất nhiều ưu điểm nhưng vải Microfiber cũng có một nhược điểm khiến một vài bạn không thích như nó gây ra cảm giác nóng khi bạn sử dụng ở trong mùa hè.

Đặc tính của Microfiber
Đặc tính của Microfiber

Ứng dụng của chất liệu Microfiber

Sản xuất quần áo

Được sử dụng vô cùng nhiều để sản xuất ra các loại quần cáo thể thao như áo cho vận động viên đạp xe hay các loại đồ lót, áo tắm, quần bởi… hay một vài sản phẩm khác phục vụ cho hoạt động thường xuyên tiếp xúc với nước.

Sản xuất phụ kiện

Microfiber là nguyên liệu được ứng dụng để có thể thay thế các vật liệu cách nhiệt như lông có trong túi ngủ hay thiết bị ngoài trời.

Ngoài ra sợi Microfiber cũng đã được sử dụng để cách nhiệt hay cách nước ở trong vỏ xe ô tô với nhiều lớp mỏng được ghép lại với nhau.

Sản xuất chăn ga gối

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thương hiệu chăn ga gối đệm lớn khác nhau, nhưng việc ứng dụng chất liệu Microfiber vào các sản phẩm thì không phải đơn vị nào cũng có tài chính để sản xuất.

Việc sử dụng Microfiber để sản xuất chăn ga gối đệm sẽ giúp các sản phẩm của nó trở nên sang trọng và chất lượng hơn rất nhiều.

Ứng dụng khác

Ngoài các ứng dụng ở trên thì Microfiber còn được sử dụng để sản xuất khăn trải bàn hay đồ nội thất, khăn tắm, găng tay chuyên dụng, vải lau, giẻ lau sàn…

Tóm lại:

Hy vọng với những chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Microfiber là chất liệu gì? cũng như biết được các công dụng và tính năng của Microfiber nhé. Chúc các bạn thành công.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *