NDA là gì

NDA chính là một trong những thuật ngữ được các doanh nghiệp sử dụng rất phổ biến, là một thoả thuận không được tiết lộ thông tin giữa 2 bên. Vậy NDA là gì? trong bài viết dưới đây Blog Getbootstrap sẽ cùng với bạn đi tìm hiểu về NDA cũng như hiểu cách thực hiện NDA tốt nhất nhé.

NDA là gì?

NDA được viết từ của từ Non-disclosure là một thoả thuận không được tiết lộ thông tin giữa 2 bên về tài liệu, kiến thức hay những thông tin bí mật mà các bên muốn chia sẻ cho nhau biết với mục đích chung nhưng cần phải hạn chế tiết lộ cho bên thứ 3 biết.

Ngoài ra thì NDA còn được gọi với nhiều tên khác như thoả thuận bảo mật, thoả thuận việc tốt lộ bí mật hay thoả thuận thông tin độc quyền và thoả thuận bí mật.

NDA là gì

Các hình thức phổ biến của NDA chính là thoả thuận bảo mật khác hàng của ngân hàng hay thoả thuận bảo mật bí mật kinh doanh, các thông tin về tài liệu, ý tưởng của doanh nghiệp cũng như chiến lược lộ trình phát triển của công ty.

Thảo thuận bảo mật thông tin NDA sẽ được ký kết khi 2 công ty, cá nhân hay thực tế đang xem xét vấn đề kinh doanh thì cần phải hiểu được các hình thức kinh doanh của nhau để nhằm mục đích đánh giá mối quan hệ kinh doanh tiềm năng.

Những loại bảo mật thông tin NDA

NDA đơn phương

Có liên quan đến hai bên trong đó chỉ có một bên được dự kiến tiết lộ những thông tin nhất định cho bên kia và yêu cầu thông tin đó phải được bảo mật.

NDA song phương

Có liên quan đến hai bên trong đó thì cả 2 bên sẽ dự định tiết lộ thông tin cho nhau. Đây là loại NDA phổ biến khi mà các doanh nghiệp đang xem xét liên doanh hay sát nhập với nhau.

NDA đa phương

Có liên quan đến ít nhất 3 bên hay nhiều hơn, trong đó 1 bên được quyền tiết lộ thông tin và các bên còn lại phải yêu cầu giữ kín thông tin này.

Đây cũng chính là loại thoả thuận không còn bị bó buộc giữa 2 loại đơn phương hay song phương bên trên. Vd với 1 cuộc thử nghiệm nào đó của doanh nghiệp và muốn mời người tham gia test sản phẩm của công ty đó.

Nhưng vì chỉ còn đang ở trong quá trình thử nghiệm cho nên không được tiết lộ thông tin. Khi đó những người này sẽ được yêu cầu ký kết thoả thuận NDA bảo mật thông tin của họ.

NDA đa phương chính là loại NDA có lợi bởi vì những bên liên quan có xem xét, thực thi và chỉ được thực hiện 1 thoả thuận đó. Ngoài ra nếu nhưu muốn có loại NDA này thì phải có 1 cuộc đàm phán phức tạm hơn nhằm đạt được sự đồng thuận và nhất trí về 1 thoả thuận đa phương giữa 2 bên.

NDA là gì?
Quy trình thực hiện NDA chuyên nghiệp cho doanh nghiệp

Quy trình thực hiện NDA chuyên nghiệp cho doanh nghiệp

Để có thể bảo mật được các bí mật kinh doanh hay các thông tin mật vụ quan trọng của doanh nghiệp thì bạn cần phải lưu ý đến những quy trình thực hiện dưới đây:

Bước 1: Yêu cầu các nhân viên ký thoả thuận NDA

Dựa vào điều 85 của Bộ luật lao động Việt Nam thì nhân viên làm việc tạo 1 doanh nghiệp, công ty thì phải có trách nhiệm bảo vệ tài sản, bí mật công nghệ hay kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Nếu như nhân viên vi phạm thì sẽ phải chịu hình thức kỷ luật là sa thải, Ngoài ra thì điều 129, khoản 5 bộ luật lao động Việt Nam cũng đã nêu rõ “nhân viên có năng lực về kỹ thuật và kỹ năng chuyên môn cao mà tiết lộ bí mật công nghệ cũng như kinh doanh thì sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường cho các thiệt hại đã gánh chịu.

Cho nên việc biết và tuân thủ theo 2 điều luật ở trên thì bạn cần phải ký kết với nhân viên thoả thuận NDA vào thời điểm nhân viên được tuyển dụng vào doanh nghiệp hay thời điểm nhân viên thay đổi vị trí, chức vụ nhưng vẫn được quyền truy cập vào tài liệu để lấy dữ liệu đó.

Bước 2: Thực hiện việc bảo vệ thông tin trong phạm vi nội bộ

Ngoài các thoả thuận NDA thì bạn sẽ phải ký thêm cả những thoả thuận khác mà phía đối phương yêu cầu để nhằm đảm bảo quyền lợi, bí mật cũng như tài liệu của công ty.

Để có thể làm tăng thêm 1 lớp bảo vệ dữ liệu thì doanh nghiệp cần phải thêm các rào chắn vật lý cũng như có thể tuỳ thuộc vào đặc thù của nghề mà thực hiện.

Cần phải đảm bảo thực hiện NDA đầy đủ ngay cả với những nhân viên, chức vụ thân cận nhất ở trong công ty.

Bước 3: Thực hiện phỏng vấn nhân viên trước khi nghỉ việc

Tuyệt đối không nên nghĩ rằng nghỉ việc là thôi, bạn cần phải phỏng vấn nhân viên khi nghỉ việc, khi đó bạn sẽ xác định được chỗ mới mà nhân viên sẽ tới làm việc, để từ đó mà đánh giá được liệu công việc đó của nhân viên có gây nguy hại hay ảnh hưởng đến thông tin cần bảo mật của công ty mình hay không.

Ngoài ra thì cũng cần phải đảm bảo an toàn nhất cho các dữ liệu, thông tin cần phải thu hồi lại hết tài nguyên mà nhân viên mình hiện đang sử dụng khi còn ở công ty, yêu cầu nhân viên ký thoả thuận không được chia sẻ, tiết lộ tất cả những thông tin nào có liên quan đến bí mật của doanh nghiệp của bạn.

Bước 4: Theo dõi hoạt động của nhân viên cũ hay công ty mới của nhân viên đó

Điều cuối cùng để có thể đảm bảo được chắc chắn nhân viên cũ của bạn không vi phạm các điều khoản NDA thì hãy tiến hành theo dõi hay kiểm soát để xem nhân viên đó khi làm việc ở cty mới có sử dụng dữ liệu của công ty cũ hay không? Để từ đó mới có thể đánh giá được thoả thuận này có được nhân viên thực hiện đúng hay không.

  • Trên đây là toàn bộ kiến thức về NDA là gì? quy trình thực hiện NDA cho doanh nghiệp hiệu quả. Hi vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé. Chúc các bạn thành công.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *