Trong nhiều bài nghiên cứu về ngữ pháp Tiếng Việt, dấu câu là thành phần có vai trò đặc biệt quan trọng trong văn viết. Hình dung xem nếu trong đoạn văn mà thiếu đi các dấu câu thì chắc chắn vê mặt hình thức sẽ rất rối và mọi người có thể không hiểu hoặc hiểu sai nghĩa người viết muốn truyền đạt.
Chúng ta có tất cả 11 dấu câu gồm: dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm cảm, dấu hai chấm, dấu ba chấm, dấu gạch ngang, dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép, dấu ngoặc vuông.
Bạn đã biết cách sử dụng các loại dấu câu thuần thục chưa? Sau dấu chấm phẩy có viết hoa không? Sử dụng dấu chấm phẩy làm sao cho chính xác.
Trong phạm vi bài viết hôm nay, nhằm giúp các bạn hiểu hơn sau dấu chấm phẩy có viết hoa không. Chúng tôi sẽ đi sâu phân tích kèm ví dụ về 3 loại dấu câu có chức năng gần giống nhau trong câu. Gồm: dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm phẩy.
Nội dung chính
Dấu chấm phẩy
Dấu chấm phẩy là một trong số những dấu câu ít được dùng trong văn viết, ngoại trừ một số trường hợp như sau:
- Bạn muốn phân tách các câu ghép phức tạp, có nhiều vế.
- Dùng để phân cách cụm từ có quan hệ liệt kê.
- Bạn cần ngắt quãng trong câu khi tách các nhóm ý có sự đối xứng về nghĩa.
Quy tắc dùng dấu chấm phẩy
Để trả lời cho câu hỏi sau dấu chấm phẩy có viết hoa không, chúng ta tham khảo vài đoạn văn bên dưới nhé:
Ví dụ 1
“Tuy nhiên, em không thể nào về nhà nếu không bán được ít bao diêm, hay không ai bố thí cho một đồng xu nào đem về ; nhất định là cha sẽ đánh em”.
(Đoạn trích Cô bé bán diêm – Truyện An – đéc – xen)
“Ấy, trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết ; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, …”
(Đoạn trích Sống chết mặc bây – Phạm Duy Tốn)
Dấu chấm phẩy trong hai ví dụ trên dùng làm ranh giới chia cách các vế trong câu ghép đi đôi, vế sau mở rộng rõ ý hơn cho vế trước.
Ví dụ 2
“… Việc thứ nhất: lão thì già, con đi vắng, , vả lại nó cũng còn dại lắm, nếu không có người trông nôm cho thì khó mà giữ được vườn đất để làm ăn ở làng này ; tôi là người nhiều chữ nghĩa, nhiều lý luận, người ta kiêng nể, vậy lão muốn nhờ tôi cho lão gửi ba sào vườn của thằng con lão ; lão viết văn tự nhượng cho tôi để không ai còn tơ tưởng nhòm ngó đến ; khi nào con lão về…”
(Đoạn trích Lão Hạc – Nam Cao)
Dấu phẩy trong đoạn trích trên dùng để chia rõ các yếu tố trong một liên hợp song song, bao gồm nhiều chủ – vị ngữ.
Như vậy, rất dễ nhận thấy, sau dấu chấm phẩy, chúng ta không cần viết hoa chữ cái đầu của từ tiếp theo. Khi chúng ta đọc đến dấu chấm phẩy sẽ phải ngừng một hơi dài hơn so với dấu phẩy nhưng ngắn hơn dấu chấm.
- Tuy nhiên, mọi người cần lưu ý cách viết dấu chấm phẩy trong câu có danh từ riêng như sau:
Chẳng hạn: “Phở được xem là đặc sản mà chúng ta có thể tìm thấy ở Quận 1, Quận 3, Sài Gòn ; Hội An, Quảng Nam, Ba Đình, Hà Nội”
Dấu chấm câu
Đây là loại dấu câu báo hiệu bạn đã kết thúc một câu nói hay câu viết để chuyển sang vấn đề khác. Khi bạn đang kể hay trần thuật một câu chuyện, sự vật hay sự việc nào đó, muốn ngắt đoạn, ta dùng dấu chấm.
Quy tắc sử dụng dấu chấm
Sau dấu chấm, bạn phải viết hoa chữ cái đầu tiên của câu tiếp theo có ngăn cách một khoảng ngắn để phân biệt. Như vậy, so với dấu phẩy hoặc dấu chấm phẩy, dấu chấm có độ ngắt quãng lâu nhất.
Một số ví dụ cụ thể:
“Căn nhà tôi núp ở dưới rừng cọ. Ngôi trường tôi học cũng khuất trong rừng cọ. Ngày ngày đến lớp, tôi đi trong rừng cọ. Không đếm được có bao nhiêu tàu lá cọ xòe ô lợp kín trên đầu. Ngày nắng, bóng râm mát rượi. Ngày mưa, cũng chẳng ướt đầu”
(Đoạn trích trong “Rừng cọ quê tôi” – Nguyễn Thái Vân)
Hay:
“Dương Chấn được bổ đi làm Thái thú quận Đông Lai. Lúc đi nhậm chức ở ấp Xương Ấp, quan huyện ở đấy là Vương Mật – người được ông tiến cử, mời vào yết kiến, rồi đợi đến đêm mang vàng đến lễ”.
(Theo Cổ tích tinh hoa, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 2002)
Dấu phẩy
Loại dấu câu này không hề xa lạ với mọi người khi chúng được dùng rất phổ biến trong văn viết.
Công dụng của dấu phẩy
- Nhờ có dấu phẩy, chúng ta phân biệt được chủ ngữ, vị ngữ và các thành phần còn lại trong câu.
- Dấu phẩy có chức năng tách các vế trong câu ghép hoặc trong trường hợp nhiều câu đơn với nhau.
- Dấy phẩy giúp chúng ta liệt kê các từ đồng nghĩa, cùng chức năng trong câu.
- Giúp ngăn cách giữa một từ với thành phần giải nghĩa trong câu.
Quy tắc dùng dấu phẩy
Sau dấu phẩy, bạn được phép viết chữ thường và xuống dòng khi kết thúc trang.
Cụ thể, ta có:
- Dấu phẩy dùng làm ranh giới giữa bộ phận nòng cốt với các thành phần khác trong câu đơn và câu ghép
Ví dụ:
“…Nhớ nước, đau lòng con cuốc cuốc,
Thương nhà, mỏi miệng cái gia gia.”
(Qua đèo ngang – Bà huyện Thanh Quan)
- Dấu phẩy được lược bớt khi thành phần tình huống nằm đầu câu có danh ngữ chỉ nơi chốn hoặc thời gian.
Ví dụ:
“Cho tới năm ấy Mị đã lớn. Mị là con gái đầu lòng…”
(Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài)
- Dấu phẩy ngăn cách giữa thành phần là động từ/ tính từ và nòng cốt câu
Ví dụ:
“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”…
(Quê hương – Tế Hanh)
Dấu phẩy làm ranh giới giữa các thành phần liên hợp
Ví dụ:
“Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàn bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường”.
(Trích đoạn Tôi đi học – Thanh Tịnh)
- Dấu phẩy giúp chia cách giữa các vế trong câu ghép
Ví dụ:
“Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời”.
(Theo Hồng Diễm – trích đoạn Không sợ sai lầm)
- Dấu phẩy phân định giữa phần đề và phần luận
Ví dụ:
“Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa”.
(Trích Lòng khiêm tốn, theo Lâm Ngữ Đường, Tinh hoa xử thế)
Hay:
“Dịch hạch, thổ tả, hàng vạn hàng triệu người chết, nhờ tiến bộ y học, loài người hầu như đã diệt trừ được những dịch khủng khiếp ấy”.
(Đoạn trích Ôn dịch, thuốc lá – Theo Nguyễn Khắc Viện, trong Từ thuốc lá đến ma túy – Bệnh nghiện)
“Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi…”
(Trích Cây dừa Bình Định)
- Dấu phẩy giúp tăng nhịp điệu trong câu văn/ câu thơ.
Ví dụ:
“Chú bé loắt choắt,
Cái xắc xinh xinh,
Cái chân thoăn thoắt,
Cái đầu nghênh nghênh”.
(Trích bài thơ Lượm – Tố Hữu)…
Trên đây là một số những ví dụ điển hình giúp bạn đọc phân biệt giữa cách dùng: dấu chấm, dấu phẩy và dấu chấm phẩy. Đồng thời, chúng tôi cũng giải đáp phần nào thắc mắc sau dấu chấm phẩy có viết hoa không,
Mọi quan tâm về ngữ pháp Tiếng Việt hay thắc mắc sau dấu chấm phẩy có viết hoa hay không?, mọi người có thể để lại comment bên dưới để chúng tôi hoàn thiện hơn bài viết.